Doanh nghiệp
Để người Việt sống tiện lợi, Vinmart+, 7-Eleven, Circle K,… đang phải trả giá đắt
Cửa hàng tiện lợi đang là mảnh đất màu mỡ được các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tập trung khai thác. Tuy nhiên, trước khi có thể kiếm lời từ người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải chấp nhận thua lỗ nghìn tỷ để tạo thói quen thị trường.
Đầu năm 2018 vừa qua, GS25, chuỗi cửa hàng tiện lợi Hàn Quốc chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Mang những sản phẩm độc quyền từ Hàn Quốc vào Việt Nam, GS25 đặt mục tiêu mở 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm tới.
Tuyên bố của GS25 cũng tương tự như 7-Eleven – chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới từng tuyên bố: Mở 100 cửa hàng tại Việt Nam sau 3 năm và 1.000 cửa hàng sau 10 năm. Tuy nhiên, sau gần 1 năm triển khai, 7-Eleven mới có 11 điểm bán, chủ yếu quanh khu vực trung tâm TP.HCM. Tốc độ phát triển chậm hơn nhiều so với dự tính cho thấy 7-Eleven vẫn đang tiến hành thăm dò thị trường, trước khi nghĩ tới chuyện nhân rộng quy mô.
Thị trường cửa hàng tiện lợi Việt Nam, trong những năm qua được coi là mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp phát triển. Báo cáo của AC Nielsen đánh giá, gần 80% thị trường bán lẻ Việt Nam hiện thuộc về các nhà bán lẻ truyền thống – những khu chợ tạm hay các cửa hàng tạp hóa kiểu cũ. Chỉ trên 20% thị phần là thuộc về các nhà bán lẻ hiện đại. AC Nielsen dự báo, cán cân này sẽ dần thay đổi, với tỷ trọng bán lẻ hiện đại sẽ tăng lên, đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội.
Hiệp hội bán lẻ Việt Nam ước tính, quy mô ngành bán lẻ trong nước năm 2016 đạt 158 tỷ USD, gần gấp đôi so với con số 88 tỷ USD của năm 2010, một thị trường màu mỡ khiến các doanh nghiệp không thể làm ngơ. Trong khi mảng siêu thị và đại siêu thị đã có nhiều tên tuổi lớn tham gia, các doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào mảng kinh doanh mới: cửa hàng tiện lợi. Những chuỗi cửa hàng có diện tích không lớn nhưng đông đảo, len lỏi vào từng ngóc ngách trong các khu phố để cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân.
Cửa hàng tiện lợi, về bản chất, cung cấp các mặt hàng gần giống với cửa hàng tạp hóa truyền thống, nhưng được vận hành tập trung, đồng nhất bởi một thương hiệu. Với quy mô lớn, các chuỗi cửa hàng tạp hóa cũng dễ thỏa thuận với các nhà phân phối để có giá thành thấp và mặt hàng đa dạng hơn. Tại Việt Nam, có thể kể tới những tên tuổi lớn trong và ngoài nước như Vinmart, Circle K, 7-Eleven, Ministop,…
Đặc điểm chung của GS25, Circle K hay 7-Eleven đó là đều hướng đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi, những người có thu nhập ổn định và thích thú với sự tiện lợi. Để hấp dẫn nhóm đối tượng này, mỗi chuỗi cửa hàng đếu có một “quân át chủ bài riêng”.
Circle K, chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24h của Mỹ lựa chọn những mặt bằng lớn hơn so với một cửa hàng tiện lợi trung bình, có 2 tầng để tích hợp hẳn một căn tin ở tầng trên. Bên cạnh những mặt hàng tiêu dùng thông thường, Circle K còn bán thêm các loại đồ ăn nhanh như mỳ xào, bánh mỳ, cơm hộp, xúc xích ăn liền để khách hàng có thể thoải mái ngồi hàng giờ liền.
7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng thế giới, vừa gia nhập thị trường Việt Nam hồi tháng 6 năm ngoái, lại chọn một chiến lược khác. Đó là thực phẩm tươi. 7-Eleven bán cháo tươi, trứng cút lộn và nhiều món ăn tươi mang đậm hương vị Việt khác. Để làm được điều này, 7-Eleven đã phải làm việc với hàng trăm nhà cung cấp trong nước. Mục tiêu là biến 7-Eleven thành nơi cung cấp đồ ăn nhanh ngon và an toàn tại Việt Nam.
Vinmart+, chuỗi cửa hàng của tập đoàn Vingroup lại chọn mô hình “lai” khi kết hợp siêu thị mini ở bên trong. Thay vì bán đồ ăn nhanh, Vinmart+ bổ sung thực phẩm tươi sống vào danh sách mặt hàng của mình. Chiến lược của Vinmart+ đi từ quan điểm người Việt vẫn thích ăn thực phẩm tươi sống hơn là đồ đông lạnh. Vinmart+ hiện đang là chuỗi cửa hàng có số điểm bán lớn nhất Việt Nam, với gần 1.000 cửa hàng.
Bên cạnh những tên tuổi lớn, có thể hàng kể ra hàng loạt những cái tên khác như Shop & Go, FamilyMart, Ministop, Satra,v.v…Mỗi một thương hiệu lại có chiến lược riêng để tiếp cận khách hàng.
Thần chú trong ngành bán lẻ: Mặt bằng, mặt bằng và mặt bằng
Dù mỗi bên cố gắng chọn cho mình một định vị khác biệt, nhưng cũng giống như bất kỳ một mô hình bán lẻ nào khác, yếu tố tiên quyết để thành công chỉ có một: mặt bằng. Có thể thấy điều này rõ ràng nhất tại Tp.HCM, địa điểm sôi động nhất và cũng là nơi đặt chân đến đầu tiên của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển tại Việt Nam.
Theo Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, trong quý 1/2018, tốc độ phát triển của các cửa hàng tiện lợi tại đô thị hơn 10 triệu dân này rất tích cực.
Thống kê của JLL cho biết, tính đến cuối tháng 3/2018, toàn TP.HCM có hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini phủ khắp khu vực nội – ngoại thành. Tổng diện tích của các cửa hàng này đạt 272.000 m2 sàn toàn thành phố, tăng 5,1% so với quý trước.
Dự kiến các chuỗi cửa hàng tiện lợi tung ra thị trường sẽ tiếp tục gia tăng trong những quý còn lại của năm 2018 vì có sự xuất hiện của các tay chơi mới đầy tham vọng.
“Cuộc đua phủ sóng của các thương hiệu cửa hàng tiện lợi tại TP HCM đang ngày càng trở nên quyết liệt bất chấp chi phí mặt bằng tại khu vực trung tâm đô thị này dần trở nên đắt đỏ và khó tìm kiếm hơn”, JLL đánh giá.
JLL dự báo, do chiến dịch bành trướng đang ở giai đoạn mở rộng địa bàn phủ sóng, gia tăng sự hiện diện không chỉ tại TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành lớn khác trên cả nước nên số lượng cửa hàng tiện lợi sẽ không ngừng tăng lên mạnh mẽ.
Tại Hà Nội, cuộc chiến tỏ ra ít quyết liệt hơn, khi tổng diện tích mặt sàn các cửa hàng tiện lợi chỉ khoảng 62.000m2, chủ yếu tập trung ở các quận ngoại thành. Không giống như TP.HCM, Vinmart+ giữ vị thế thống trị tại Hà Nội.
Cuộc thi đốt tiền
Tiềm năng là vậy, song không phải doanh nghiệp nào gia nhập thị trường cũng ngon ăn. Ngược lại, đa phần các doanh nghiệp đều phải chấp nhận cảnh chịu thua lỗ.
Ra đời vào năm 2015, Vinmart+ là chuỗi cửa hàng tiện lợi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các đối thủ khác. Năm 2017, doanh thu của Vinmart và Vinmart+ đạt trên 10.000 tỷ đồng, song mảng kinh doanh này vẫn chưa thể báo lãi.
Tương tự, 7-Eleven hay những chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn cũng đang phải chấp nhận bài toán “hái quả ngọt” sau ít nhất từ 5 – 10 năm đầu tư.
Thị trường cửa hàng tiện lợi cho thấy nét giống như thương mại điện tử tại Việt Nam khi các doanh nghiệp không ngừng đốt tiền với kỳ vọng trở thành người đi tiên phong để sớm “bao trọn” thị trường.
Đó rõ ràng không phải là cuộc chơi của những doanh nghiệp ít tiền. Trong đại hội cổ đông vừa diễn ra, lãnh đạo công ty Vissan cho biết đã đóng cửa gần 60 cửa hàng trong số 100 cửa hàng tiện lợi mà đơn vị này đã triển khai.
“Nguyên nhân chủ yếu là do các cửa hàng này hoạt động không hiệu quả, lượng khách mua không nhiều. Mặt khác, mặt bằng để kinh doanh chủ yếu đi thuê, đến thời hạn tái ký thuê, chủ nhà không đồng ý hoặc tăng giá cao nên công ty buộc phải ngưng và rời bỏ”, ông Nguyễn Ngọc An, tổng giám đốc Vissan chia sẻ.
Lãnh đạo doanh nghiệp này cũng cho biết, hiện nay thị trường cạnh tranh rất khốc liệt nên nếu kinh doanh không hiệu quả thì đóng cửa để tìm hướng đi mới tốt hơn là duy trì.
Familymart, chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng của Nhật Bản, sau quãng thời gian liên minh với Phú Thái để phát triển cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, cũng tuyên bố rút ra khỏi liên minh vì không chịu nổi thua lỗ. Đến nay, Familymart Việt Nam là một chuỗi độc lập, song tốc độ mở rộng của chuỗi này cầm chừng so với các đối thủ khác. Hiện đơn vị này có khoảng 136 cửa hàng tại TP.HCM và 13 cửa hàng tại Bình Dương và 11 cửa hàng tại Vũng Tàu.
Tương tự, Ministop, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Trung Nguyên từng dẫn đầu thị trường, nay đã dần đi vào dĩ vãng.
Bất chấp thị trường khắc nghiệt, các doanh nghiệp mới vẫn đặt ra những mục tiêu dài hạn. Nếu GS25 đặt mục tiêu 2.500 cửa hàng và 7-Eleven đặt mục tiêu 1.000 cửa hàng sau 10 năm, thì Vinmart+, chuỗi siêu thị mini của cửa hàng Vingroup thậm chí còn đặt mục tiêu lớn hơn. Đơn vị này dự tính, tới năm 2021, sẽ có hơn 5.000 điểm Vinmart và Vinmart+ trên toàn quốc, với doanh thu tăng 8 lần so với năm 2017, đạt trên 3,7 tỷ USD.
Một số đơn vị nội địa khác cũng cho thấy thái độ đầu tư nghiêm túc. Saigon Co.op, chuỗi bán lẻ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện có hơn 181 cửa hàng Co.op food bên cạnh 71 cửa hàng Co.op smile, đặt mục tiêu hết năm nay đơn vị này sẽ nâng số lượng lên 150 cửa hàng Co.opsmile. Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), cũng đặt mục tiêu nâng số cửa hàng của mình lên tới hàng trăm vào thời gian tới.
Siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi gia tăng thị phần bán lẻ
Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?
Khu kinh tế đêm là địa điểm mới không thể bỏ qua khi du khách đến với Măng Đen.
Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.
Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.