TP. HCM chốt phương án xây cầu Cần Giờ hình cây đước dài 7,4km
Cầu Cần Giờ với kết cấu dây văng một trụ tháp phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ đã được UBND TP. HCM lựa chọn để triển khai.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM vừa đề xuất bổ sung quy hoạch chung về khả năng chuyển đổi huyện Cần Giờ thành quận.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có ý kiến góp ý vào “Báo cáo rà soát, đánh giá đồ án quy hoạch chung xây dựng TP.HCM theo quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ” giai đoạn 2010 – 2020.
Trong đó về định hướng chuyển 4 huyện thành quận trong 10 năm tới, TP.HCM đã có đề án nhưng không bao gồm huyện Cần Giờ.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, HoREA đề nghị xem xét bổ sung “quy hoạch chung” về khả năng chuyển đổi huyện Cần Giờ trở thành quận, là “đô thị biển, đô thị sinh thái, đô thị môi trường” gắn liền với việc bảo vệ nghiêm ngặt khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn (Rừng Sác) trong 10 năm sắp tới, trên cơ sở thực hiện các dự án cầu Cần Giờ (lưu thông hỗn hợp, nối với huyện Nhà Bè), đường trên cao Rừng Sác và khu đô thị lấn biển Cần Giờ 2.800ha.
Cần Giờ cùng với Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi là những huyện thuộc TP.HCM chưa được lên quận. Trong đó, Cần Giờ là huyện duy nhất trong số 24 quận huyện ở TP.HCM giáp biển, bờ biển dài hơn 20km.
Cần Giờ nằm ở phía đông nam TP.HCM, có một thị trấn và 6 xã, dân số năm 2019 gần 72.000 người. Cần Giờ là huyện chậm phát triển do hạ tầng và khoảng cách với trung tâm TP.HCM.
Trong những năm qua Cần Giờ nổi lên khi có doanh nghiệp bất động sản đề xuất xây dựng Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô 2.800ha. Cùng với đó là việc Sở Quy hoạch và kiến trúc tổ chức thi tuyển phương án thiết kế cầu Cần Giờ và UBND TP.HCM đã thông qua kiến trúc.
Dự kiến cây cầu này sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2023. Khi hoàn thành cầu Cần Giờ sẽ thay thế phà Bình Khánh hiện tại và rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm TP.HCM xuống Cần Giờ. Đồng thời cầu Cần Giờ còn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế, thay đổi diện mạo cho cả huyện.
Cầu Cần Giờ với kết cấu dây văng một trụ tháp phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ đã được UBND TP. HCM lựa chọn để triển khai.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.