Văn hóa doanh nghiệp: Lạt mềm buộc chặt
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh dựa trên năng lực lãnh đạo làm gương thay vì kỷ luật hà khắc.
Việc chủ động tìm hiểu, học hỏi các giá trị văn hóa tốt đẹp từ đối tác là chìa khóa để doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế.
Khi hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Bên cạnh mục tiêu lợi ích kinh tế, văn hóa doanh nghiệp đang nổi lên như yếu tố cốt lõi cho sự thành công bền vững của các mối quan hệ đối tác này.
Ông Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn chia sẻ về hành trình hợp tác quốc tế của doanh nghiệp từ năm 1999 khi bắt đầu làm việc với các đối tác Nga. Sau khi Nga rút vốn, công ty đã ký kết hợp đồng với các nhà thầu từ Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha, tiếp tục hợp tác với các đối tác Hàn Quốc và các công ty tư vấn của Anh và Hàn Quốc cùng nhiều nhà cung cấp thiết bị khác.
Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu, ông Hội nhấn mạnh rằng làm việc trong môi trường đa văn hóa đòi hỏi sự hợp tác cao. “Thời gian đầu hợp tác gặp không ít khó khăn, gần như là ‘đấu tranh’ thay vì ‘hợp tác’,” ông nói, lý giải rằng sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa đối tác nước ngoài và lao động Việt Nam là nguyên nhân chính.
Các đối tác nước ngoài thường làm việc với kế hoạch rõ ràng và đúng giờ, trong khi lao động Việt Nam lại linh hoạt và ít tuân thủ kế hoạch nghiêm ngặt. Ông Hội cũng cho biết, khi công ty phát động các phong trào thi đua, đối tác Nhật Bản không quen với hình thức này, vì họ chỉ tập trung vào hợp đồng, tiến độ và chất lượng, nên phải mất thời gian giải thích và thuyết phục để đối tác hiểu và thực hiện.
Ông Hội khẳng định, để hợp tác thành công trong môi trường đa văn hóa, doanh nghiệp cần hiểu biết văn hóa đối tác, cùng với sự hỗ trợ của nội lực bao gồm nền tảng kiến thức, ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm. Những yếu tố này không chỉ tăng cường niềm tin giữa các bên mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ hợp tác bình đẳng và bền vững trên trường quốc tế.
Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, nhận xét Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh, cần khai thác lợi thế văn hóa để vươn ra thị trường quốc tế. Ông nhấn mạnh rằng doanh nghiệp Việt Nam nên không ngừng học hỏi từ đối tác nước ngoài, áp dụng các tinh hoa văn hóa nhằm tăng sức cạnh tranh.
Lấy ví dụ về các tập đoàn đa quốc gia như Samsung và Hyundai, ông Hong cho biết, Samsung từng có 90% doanh thu từ thị trường Hàn Quốc, nhưng sau khi chuyển mình thành tập đoàn đa quốc gia, hiện 95% doanh thu đến từ thị trường quốc tế. Hyundai cũng đã cải tiến chất lượng để trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.
Tại hội thảo “Môi trường đa văn hóa trong kinh doanh toàn cầu” tổ chức mới đây, ông Hong nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tự tin hơn khi bắt tay hợp tác với đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nguồn lực và hỗ trợ từ chính phủ để vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội trong thị trường toàn cầu rộng lớn.
Để đạt được thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ văn hóa, luật pháp và quy định của nước sở tại, đồng thời giữ gìn bản sắc Việt Nam, ông Hong nhấn mạnh. Sự kết hợp này giúp các doanh nghiệp vừa hội nhập vừa giữ được nét riêng biệt, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Pháp, ông Đinh Toàn Thắng, các doanh nghiệp quốc tế đến Việt Nam không chỉ hiểu rõ văn hóa kinh doanh địa phương mà còn giúp doanh nghiệp Việt hoàn thiện mình để thành công cả trong và ngoài nước.
Ông Jean-Noel Poirier, cựu Đại sứ Pháp tại Việt Nam, hiện là Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và phát triển tại Việt Nam và Singapore, nhận định rằng khoảng cách giữa doanh nghiệp Việt và Pháp đã thu hẹp đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên, việc nghiên cứu môi trường kinh doanh và văn hóa hai nước là điều cần thiết để tránh những trở ngại trong hợp tác.
Hợp tác văn hóa không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn tăng cường sự hiểu biết và giao lưu văn hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Việc chủ động tìm hiểu, học hỏi các giá trị văn hóa tốt đẹp từ đối tác là chìa khóa để doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế.
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh dựa trên năng lực lãnh đạo làm gương thay vì kỷ luật hà khắc.
Sự tương tác và xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong cộng đồng giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, truyền thông và quản lý nội bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của tổ chức.
Doanh nghiệp được quản trị tốt nhất giữ nhân tài nhờ văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, môi trường làm việc hạnh phúc, gắn kết và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.