Điều chỉnh quy hoạch sân bay Nội Bài lên 100 triệu khách/năm
Hạ Vũ
Thứ ba, 26/11/2019 - 08:26
Tốc độ tăng trưởng của sân bay Nội Bài hiện đã vượt xa nhiều lần so với quy hoạch hiện nay, vì vậy Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải lập phương án điều chỉnh quy hoạch.
Sân bay Nội Bài.
Những năm qua, do nhu cầu phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng hành khách, hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã vượt xa dự báo của quy hoạch năm 2008. Với nhà ga T2, T3 và hai đường cất hạ cánh, sản lượng khai thác năm 2018 là 25,9 triệu hành khách/năm, trong khi dự báo cũ chỉ ở mức 13,1 triệu hành khách/năm.
Do vậy, Chính phủ đánh giá việc điều chỉnh quy hoạch sân bay Nội Bài là cần thiết và phải khẩn trương thực hiện.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có văn bản yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với tư vấn ADPi (Pháp) hoàn thiện các phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Nội Bài.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu quy mô công suất sân bay Nội Bài đạt 100 triệu hành khách/năm để đáp ứng nhu cầu vận tải đến 2030, định hướng 2050.
Đồng thời, quy hoạch phải phù hợp với không gian phát triển vùng thủ đô, hạn chế thấp nhất diện tích đất bồi thường (đặc biệt là đất ở), có khả năng phân kỳ đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tư vấn nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông kết nối (đường bộ, đường sắt) và tổ chức giao thông khu vực quanh sân bay Nội Bài.
Cục Hàng không Việt Nam cũng được giao nghiên cứu phương án dự phòng cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài khi nhu cầu vận tải hàng không vượt 100 triệu hành khách/năm.
Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo, phối hợp với Tư vấn ADPi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch sân bay Nội Bài và bước đầu đã đề xuất được 07 phương án quy hoạch.
Vào tháng 8/2019, trả lời cử tri TP.Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ đã đề nghị Chính phủ Pháp tài trợ dự án hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu phương án mở rộng và lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Nội Bài giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Quỹ FASEP Chính phủ Pháp.
Đồng thời, theo ông Thể, tư vấn thiết kế hàng không ADPi do Chính phủ Pháp lựa chọn đã triển khai dự án trên từ giữa tháng 6/2019, thời gian thực hiện dự kiến khoảng 12 tháng.
Công ty cung cấp suất ăn trên máy bay VINAC đã lỗ 39 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018 do mới gia nhập thị trường và chưa xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các hãng hàng không.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu phương án mở rộng và điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, khắc phục tình trạng quá tải hiện nay.
Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, không nên giao cho ACV thực hiện các dự án này. Đồng thời, việc đề nghị cho phép ACV thực hiện cơ chế ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước là không có cơ sở thực hiện.
Ngoài thu phí dịch vụ vay và phí cất cánh, hạ cánh, Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) có thể hoạt động như một Trung tâm thương mại (TTTM), với nguồn thu đến từ bán lẻ, thực phẩm đồ uống và dịch vụ phụ trợ.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.