Tiêu điểm
Doanh nghiệp bị 'ghẻ lạnh' nếu không 'lót tay' khi làm thủ tục xuất nhập khẩu
Có tới 15% trong tổng số 3.061 doanh nghiệp được khảo sát (tương đương 459 doanh nghiệp) cho rằng bị phân biệt đối xử nếu không trả chi phí ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu.

Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2018 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hợp tác phản ánh các đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đối với nỗ lực của các bộ, ngành liên quan tới việc cải cách thủ tục hành chính xuất nhập khẩu và thủ tục quản lý chuyên ngành trong thời gian qua.
Tham gia cuộc khảo sát năm 2018 có 3.061 doanh nghiệp, trong đó 46% từ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, 33% thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 17% từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
45% doanh nghiệp trả lời hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu, 36% là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, tỷ lệ doanh nghiệp dịch vụ logistics và đại lý hải quan lần lượt là 2% và 1%.
Một nội dung quan trọng được báo cáo chỉ ra đó là Chi phí ngoài quy định trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu. Theo đó, có tới 18% tổng số doanh nghiệp khảo sát (tương đương khoảng 550 doanh nghiệp) thừa nhận là có chi trả chi phí ngoài quy định. 56% số doanh nghiệp cho biết không chi trả loại chi phí này, 26% doanh nghiệp lựa chọn phương án “Không biết”.
Đặc biệt, có tới 15% số doanh nghiệp (tương đương 459 doanh nghiệp) cho rằng bị phân biệt đối xử nếu không trả chi phí ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu. Năm 2015 con số này là 31% doanh nghiệp.
52% số doanh nghiệp cho biết không bị phân biệt đối xử nếu không chi trả chi phí ngoài quy định và 34% doanh nghiệp không biết có bị phân biệt đối xử hay không.
Hình thức phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp phổ biến nhất là kéo dài thời gian làm thủ tục (93%). Ngoài ra, 69% phản hồi cho rằng doanh nghiệp có thể bị gây khó khăn trong lần làm thủ tục sau. Các hình thức phân biệt khác bao gồm yêu cầu giấy tờ, chứng từ không theo quy định (48%) và thái độ không văn minh lịch sự (41%).
Về thực hiện thủ tục hải quan: hoàn thuế không thu thuế (23% số phản hồi đánh giá khó khăn, so với chỉ 17% đánh giá là dễ dàng); thủ tục KTSTQ (tỷ lệ đánh giá khó/rất khó là 20%, so với 13% chọn dễ/rất dễ); giải quyết khiếu nại (20% số phản hồi đánh giá khó khăn, so với chỉ 11% đánh giá là dễ dàng); xử lý vi phạm hành chính (15% số phản hồi đánh giá khó khăn, so với chỉ 12% đánh giá là dễ dàng).
Một số khó khăn cụ thể các doanh nghiệp thường gặp gồm: Các quy định hay thay đổi, phải in, nộp giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, sự hướng dẫn chưa đầy đủ hay sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước khác. Một bộ phận doanh nghiệp phản ánh họ được yêu cầu nộp thêm giấy tờ ngoài quy định.
Về thủ tục quản lý và kiểm tra chuyên ngành: Có 38% số doanh nghiệp cho biết từng thực hiện những thủ tục này trong năm vừa qua. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá các thủ tục là dễ thực hiện ở mức khá thấp chỉ xung quanh mức 15 - 27%.
Về quản lý chất lượng hàng hóa: Lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa bao gồm 3 nhóm thủ tục chính là thủ tục cấp giấy phép - giấy tờ tương đương, thủ tục công bố hợp quy và thủ tục kiểm tra chất lượng.
Với thủ tục cấp giấy phép và giấy tờ tương đương, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn cao nhất là khi thực hiện tại Bộ Y tế (26%), thấp nhất là Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn (14%).
Khi thực hiện thủ tục công bố hợp quy, các bộ ngành có tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn cao nhất là: Bộ Y tế (24%), thấp nhất là Bộ Công Thương (14%);
Khi thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn cao nhất là khi thực hiện thủ tục của Bộ Thông tin truyền thông (17%).
Về quản lý an toàn thực phẩm: Lĩnh vực này bao gồm 3 nhóm thủ tục chính là thủ tục cấp giấy phép và các giấy tờ tương đương, công bố hợp quy và thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm.
Đối với nhóm thủ tục cấp giấy phép và các giấy tờ tương đương, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn cao nhất là khi thực hiện thủ tục tại Bộ Y tế (22%), thấp nhất là ở Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn (15%).
Với nhóm thủ tục công bố hợp quy, việc thực hiện khó khăn nhất là ở Bộ Y tế (23%), thấp nhất là Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn (11%).
Đối với nhóm thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục cao nhất vẫn là Bộ Y tế (16%) và thấp nhất vẫn là Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn (9%).
'Chi phí ngầm' còn cao hơn cả lãi suất ngân hàng
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.