Doanh nghiệp Nhật ráo riết tìm nhân sự trung và cao cấp tại Việt Nam
Nhã Nam
Thứ ba, 07/05/2019 - 15:23
Việc xuất hiện thêm các khu công nghiệp mới, các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản lớn tại Việt Nam đã đẩy nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao tăng mạnh.
Doanh nghiệp Nhật ưu tiên người nói được 3 thứ tiếng Nhật, Anh, Trung.
Theo dữ liệu của mảng tuyển dụng Japan Desk thuộc Navigos Search, trong quý I/2019, các doanh nghiệp Nhật Bản liên tục có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao tại Việt Nam. Cụ thể, nhu cầu trải dài trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng, bán lẻ, giao thông vận tải, kỹ thuật, tài chính ngân hàng. Trong đó, đáng kể nhất là lĩnh vực sản xuất, chiếm hơn 50% nhu cầu.
Việc xuất hiện thêm một số khu công nghiệp mới dành riêng cho các doanh nghiệp Nhật Bản như Khu công nghiệp phụ trợ Đồng Văn 3 (Hà Nam), Khu công nghiệp Thăng Long 3 (Vĩnh Phúc)... đã dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về tuyển dụng.
Trong đó, các vị trí chủ chốt như giám đốc nhà máy, giám đốc nhân sự đang được ưu tiên hàng đầu về tuyển dụng nhằm chuẩn bị toàn bộ các bước để xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động. Số vị trí cho nhân sự cấp trung, cấp cao trong mảng này đăng tuyển trong quý đầu năm nay tăng đến gần 50% so với quý IV/2018.
Bên cạnh đó, trong gian tới, các doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ của Nhật Bản thuộc các lĩnh vực về thời trang, đồ gia dụng, mỹ phẩm... đều mở rộng hoạt động hoặc chính thức đầu tư vào Việt Nam, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng lớn.
Tuy nhiên, yêu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp này rất cao, bao gồm trình độ tiếng Anh xuất sắc, giao tiếp giỏi, am hiểu sâu sắc về tình hình kinh doanh và văn hóa công ty. Navigos cho rằng đó là lý do nhiều lao động trẻ người Việt không đáp ứng được. Bên cạnh đó, lịch sử nhảy việc quá nhiều của ứng viên cũng là điểm trừ khi muốn ứng tuyển vào các tập đoàn này.
Yêu cầu tuyển dụng chung của các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cũng đã thay đổi đáng kể so với nhiều năm trước. Nếu cách đây khoảng 5 năm, người có bằng tiếng Nhật trình độ N2 là đã có thể tìm được việc tương đối dễ dàng trong lĩnh vực sản xuất, nhưng đến nay không còn phù hợp nữa khi sự cạnh tranh giữa các ứng viên tìm việc trong các doanh nghiệp Nhật ngày càng cao.
Các doanh nghiệp Nhật ngày càng ưu tiên tuyển các sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Nhật, đồng thời yêu cầu các ứng viên phải có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp muốn theo đuổi và phát triển trong tương lai.
Đối với các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đa quốc gia, việc biết thêm tiếng Anh cũng là một lợi thế. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Nhật vừa và nhỏ, các ứng viên người Việt bắt buộc phải giỏi tiếng Nhật. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp Nhật mở rộng hoạt động sang Việt Nam từ thị trường Trung Quốc dẫn đến các yêu cầu ứng viên người Việt cần biết thêm tiếng Trung để thuận lợi trong quá trình làm việc với các nhà cung cấp Trung Quốc.
Ngoài ra, theo Navigos, các doanh nghiệp IT của Nhật Bản hiện chưa thu hút được ứng viên IT người Việt do chế độ lương chưa cạnh tranh so với các công ty thuộc châu Âu hoặc Mỹ.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu tuân thủ thời gian làm việc tại các công ty Nhật cũng là một rào cản với các ứng viên IT nếu so sánh với môi trường làm việc linh hoạt, thậm chí làm việc tại nhà ở các công ty IT thuộc châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp IT Nhật lại rất phù hợp với những ứng viên yêu thích sự quy củ, ổn định và lâu dài.
Startup Blockchain Utop được phát triển dựa trên akaChain - nền tảng công nghệ Blockchain được FPT ra mắt năm 2018, hiện đang triển khai và ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) sẽ có thể triển khai các khoản vay dành cho doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, năng lượng.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.