Tiêu điểm
Doanh nghiệp sống bằng 'lương khô'
Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và khởi nghiệp không dễ tiếp cận được dòng tiền trong thời khủng hoảng Covid-19 nên vẫn phải tự 'rút máu' để tồn tại.
Ông Lâm Minh Chánh, nhà sáng lập trường Quản trị kinh doanh BizUni và đồng sáng lập Group Quản trị và khởi nghiệp vừa qua liên tục nhận điện thoại, tin nhắn của các bạn trẻ khởi nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa “than khóc” vì hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Theo ông Chánh, ngay cả khi nền kinh tế phát triển bình thường, những doanh nghiệp này vẫn gặp khó do không có nguồn tài chính ổn định, dài hạn và phần lớn tiền “tháng nào xào tháng đấy” do phụ thuộc vào vốn lưu động thu được từ khách hàng.
Khi dịch bệnh xảy ra, nhu cầu tiêu dùng của xã hội sụt giảm, nhiều doanh nghiệp chịu tác động ghê gớm do không có doanh thu, thậm chí không ít công ty đã sụp đổ.
"Dịch bệnh Covid-19 như một cú sốc bất ngờ với các doanh nghiệp. Không một chuyên gia kinh tế nào có thể dự báo trước. Kể cả khi dịch đã xuất hiện nửa tháng cũng không thể dự báo được sức ảnh hưởng của nó lớn như vậy", ông Chánh nhìn nhận và cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp đều bất ngờ bởi dịch bệnh.
Ông Chánh ước tính đã có đến khoảng 60 - 70% doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng nặng nề trước đại dịch này; chỉ một số ít các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, hoạt động bài bản, thực sự có năng lực mới có thể vượt qua.
Nói về khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp, ông Ngô Công Trường, Chủ tịch công ty tư vấn và giáo dục John&Partners cũng chia sẻ, vấn đề về dòng tiền để duy trì hoạt động đang là nút thắt lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay.
Ngay cả doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia trên thế giới cũng cho biết chỉ có thể duy trì được hoạt động trong vòng ba tháng nếu như doanh thu tiên tục bằng 0. Trong khi đó, các công ty nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp không có vốn dự phòng rủi ro, khó khăn sẽ lớn hơn rất nhiều.
Ông Chánh thừa nhận không dễ để các doanh nghiệp này huy động dòng tiền nhằm duy trì hoạt động trong bối cảnh hiện tại vì họ chỉ có hai kênh huy động vốn là vay nợ và huy động góp vốn từ các tổ chức, cá nhân khác.
Trong điều kiện bình thường, các doanh nghiệp này đã khó vay vốn ngân hàng, giờ kinh tế khó khăn lại càng khó khăn hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gần như không thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng.
Các doanh nghiệp đều cần dòng tiền ngay trong lúc này để tồn tại nên nếu đợi đến khi gọi được vốn sẽ mất khoảng từ 3 - 6 tháng và khi đó doanh nghiệp có thể không còn trụ được trên thị trường.
Ở khía cạnh khác, chuyên gia tài chính ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn đặt câu hỏi: "Trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ, nhu cầu tiêu dùng của người dân sụt giảm, doanh nghiệp không có doanh thu, vậy họ vay vốn để làm gì"?
Nếu doanh nghiệp vay vốn để tiêu dùng thì rõ ràng sẽ không có ngân hàng nào cho vay với mục tiêu như vậy, ông Sơn nói.
Lý giải nguyên nhân doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp khó tiếp cận vốn, ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc ABC Bakery cho rằng, hệ thống tín dụng còn nhiều bất cập.
Các nước phát triển có rất nhiều các tổ chức tín dụng, ngân hàng để phục vụ nhu cầu vốn đa dạng của doanh nghiệp. Bên cạnh việc hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp lớn, họ còn có các hợp tác xã tín dụng, các quỹ để hỗ trợ cho những doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn rất nhỏ.
"Chúng ta lại đang quá lo sợ rủi ro, nên chưa có các tổ chức hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ khiến các doanh nghiệp này gặp khó khăn về dòng tiền. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tín dụng đen phát triển rất mạnh trong thời gian vừa qua", ông Lực nhận định.
Sống bằng 'lương khô'
Trong tọa đàm trực tuyến “Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp thời khủng hoảng” do TheLEADER phối hợp với Tập đoàn TTC và các đối tác John & Partners, Base.vn đồng tổ chức, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành cho rằng, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa vào việc phát triển thị trường vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng nên minh bạch báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh để tiếp cận được nhiều nguồn vốn trên thị trường, ngoài nguồn vốn từ ngân hàng.
Tuy nhiên, ông Thành thừa nhận việc tiếp cận các nguồn vốn đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và khởi nghiệp là "rất dè dặt". Do đó, các doanh nghiệp nên dùng "lương khô" trước, tự mình vượt qua giai đoạn khó khăn.
Đồng quan điểm, ông Lâm Minh Chánh cho rằng, vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là vẫn phải dùng nội lực của mình, cố gắng bán được hàng, có doanh thu để sống được trong dịch bệnh.
Còn theo ông Trường, trong bối cảnh khó khăn về tài chính, hai việc doanh nghiệp cần làm ngay là cố gắng duy trì hoạt động để có doanh thu và cắt giảm tối đa các chi phí của doanh nghiệp, tiết kiệm hết mức có thể.
Ông Trường nhấn mạnh, thời điểm khó khăn này chính là lúc doanh nghiệp phải tự "rút máu" mình ra để cứu mình. Những khoản tiền tiết kiệm, dự án đầu tư từ giai đoạn trước doanh nghiệp tích luỹ được thì thời điểm này có thể bán đi để có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động.
Trong trường hợp không thể tiếp tục cầm cự, ông Trường cho rằng, doanh nghiệp có thể cân nhắc giải pháp dừng hoạt động, "mạnh dạn bỏ luôn để làm lại từ đầu khi nền kinh tế phục hồi sau dịch".
Hỗ trợ khách hàng vay vốn nhưng không nới lỏng điều kiện tín dụng
Bí quyết vượt khủng hoảng cho doanh nghiệp dịch vụ hậu cần
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển, đại dịch Covid-19 như một đòn giáng vào hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ hậu cần khi các quốc gia liên tiếp đóng cửa biên giới. Để ứng phó với những khó khăn hiện tại và sắp tới, doanh nghiệp cần trang bị một số yếu tố không thể thiếu.
4 nhóm vấn đề chính tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp
Gần 800 nghìn doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cùng người dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ được theo dõi phản ánh của các doanh nghiệp và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong hội nghị diễn ra sáng 9/5.
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, để gỡ khó cho các doanh nghiệp bất động sản, giải quyết nút thắt pháp lý mới là vấn đề cấp thiết nhất chứ không phải việc giãn thời gian nộp thuế.
Tọa đàm trực tuyến: 'Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp thời khủng hoảng'
Các doanh nhân và chuyên gia kinh tế uy tín sẽ cùng tham gia thảo luận sâu về chủ đề tháo gỡ khó khăn dòng tiền trong doanh nghiệp thời khủng hoảng Covid-19. Chương trình do TheLEADER phối hợp với Tập đoàn TTC và các đối tác John&Partners, Base.vn tổ chức diễn ra lúc 14h chiều thứ Sáu, ngày 8/5/2020.
Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Vietjet ký thoả thuận tài chính 300 triệu USD với AV AirFinance
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Hàng không tăng tốc, du lịch Việt bứt tốc
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày, trừ Trung Quốc, S&P 500 tăng mạnh nhất 5 năm
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).
FPT xuất hiện trên áo đấu câu lạc bộ bóng đá Chelsea
Tập đoàn FPT đã chính thức trở thành đối tác công nghệ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đánh dấu bước tiến lớn trong chiến lược toàn cầu hóa.
'Phát sốt' với 2 dòng căn hộ siêu sang tại dự án Sun Group bên sông Hàn, Đà Nẵng
Sở hữu bất động sản hạng sang ngày càng trở thành xu hướng của giới tinh hoa. Minh chứng là những căn hộ hạng sang tại tổ hợp đẳng cấp Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng liên tục được “săn lùng”, đặc biệt là loại căn hộ Dual Front và Duplex.
G7 Taxi mua 899 ô tô điện VinFast từ Xanh SM
G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.
Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.