Tiêu điểm
4 nhóm vấn đề chính tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp
Gần 800 nghìn doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cùng người dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ được theo dõi phản ánh của các doanh nghiệp và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong hội nghị diễn ra sáng 9/5.
Hiện nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19, các hoạt động của đời sống xã hội đang dần từng bước trở lại trạng thái hoạt động bình thường mới.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị với doanh nghiệp nhằm lắng nghe, ghi nhận các giải pháp, sáng kiến của doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nắm bắt cơ hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
Hội nghị cũng nhằm khơi gợi, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, nỗ lực của doanh nghiệp cùng Chính phủ nắm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, động viên và ghi nhận nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp trong thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Hội nghị dự kiến tập trung thảo luận bốn nhóm vấn đề chính. Một là, đánh giá chung về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; ghi nhận và khích lệ các nỗ lực vượt khó, tự lực, tự cường, hỗ trợ lẫn nhau, trách nhiệm xã hội, đồng hành cùng Chính phủ của các doanh nghiệp trong quá trình phòng chống dịch Covid-19.
Hai là, đánh giá tác động và khả năng hấp thụ các chính sách đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, địa phương ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với dịch Covid-19 và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua.
Ba là, nhận định các cơ hội và thời cơ phát triển trong bối cảnh mới và thay đổi lớn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19; khuyến khích doanh nghiệp tái cấu trúc, chủ động sáng tạo phát hiện cơ hội mới, thích ứng với hoàn cảnh mới, nâng cao năng lực công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh để ứng phó linh hoạt với tác động của dịch Covid-19, nắm bắt cơ hội nhằm hướng tới phát triển bền vững hơn, từng bước tạo tính tự chủ cho nền kinh tế.
Bốn là, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp nêu sáng kiến, kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sau đại dịch.
Nội dung thảo luận tập trung vào các nội dung gồm: hình thành chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng mới trong bối cảnh bị đứt gãy các chuỗi cung ứng truyền thống; chủ động và khai thác hiệu quả thị trường trong nước trong khi thị trường thế giới đang giảm mạnh cả phía cung và phía cầu; chủ động các nguồn cung ứng vật liệu trong nước để chủ động trong sản xuất kinh doanh; cơ hội cho những ngành nghề, sản phẩm có tiềm năng như kinh tế số, chuyển đổi số, trang thiết bị, sản phẩm y tế,…
Trong buổi họp báo thông tin về Hội nghị Thủ tướng Chính phủ và doanh nghiệp 2020, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, Thủ tướng Chính phủ sẽ tổng kết các sáng kiến, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, người dân để nghiên cứu ban hành kế hoạch hành động hoặc nghị quyết của chính phủ nhằm phục hồi nền kinh tế, thích ứng, đổi mới và phát triển.
Sự kiện sẽ diễn ra vào sáng 9/5 theo hình thức trực tuyến, kết hợp truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 và các ứng dụng online của Đài Truyền hình Việt Nam, với 30 điểm cầu ở các trụ sở bộ, cơ quan trung ương và 63 điểm cầu địa phương.
Thủ tướng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%
Lúng túng tái khởi động du lịch
Không dễ để các doanh nghiệp du lịch quay trở lại hoạt động bình thường sau thời gian đóng cửa vì dịch Covid-19.
Doanh thu khách sạn sụt giảm thê thảm
Công suất phòng và giá thuê phòng khách sạn được dự báo sẽ giảm mạnh trong năm nay.
Cứu tinh của du lịch giữa đại dịch
Ngành du lịch tập trung phát triển thị trường khách nội địa trước viễn cảnh tiếp tục trắng khách quốc tế.
Tại sao thương hiệu mạnh có thể vượt qua khủng hoảng Covid-19
Khủng hoảng Covid-19 đã vượt qua mức độ nghiên trọng của những cuộc đại suy thoái toàn cầu, kể cả chiến tranh và thiên tai… thương hiệu đích thực có nhiều cơ hội sống sót hơn so với những thực thể doanh nghiệp thông thường khác. Điều đó được hiểu với chính bản chất của thương hiệu.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' cho vay ký quỹ, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.