Tiêu điểm
Doanh nghiệp tư nhân không cần lập Ban thanh tra nhân dân
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa được Quốc hội thông qua đã bỏ quy định thành lập Ban thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp và tổ chức có sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước.
Quốc hội đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vào sáng nay với 89% đại biểu tán thành (443/445). Theo đó, luật mới tập trung quy định việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, sau khi tiếp thu tối đa ý kiến các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo theo hướng tiếp tục thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.
Tuy nhiên, không quy định lập Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp và tổ chức khác có sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước.
Đồng thời, doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực ngoài nhà nước sẽ thực hiện theo các quy định chung tại Chương I của Luật này; đồng thời dẫn chiếu thực hiện theo pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan về thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (Điều 82).

Về đổi tên Ban Thanh tra nhân dân, do chưa có đồng thuận, thống nhất cao nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nguyên như hiện nay.
Về nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở (Điều 3) và quyền thụ hưởng của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở (Điều 7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu các ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc “việc thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động không được làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức có sử dụng lao động”; bổ sung quyền thụ hưởng kết quả việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của công dân.
Đối với ý kiến về hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chủ yếu tập trung vào việc theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật của chủ đầu tư về chỉ giới đất đai và sử dụng đất, quy hoạch mặt bằng chi tiết phương án kiến trúc, xây dựng, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; việc thực hiện công khai thông tin trong quá trình đầu tư… mà không đi sâu vào các vấn đề có tính chi tiết, kỹ thuật.
Trên cơ sở đó phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống của cộng đồng hay những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, của cộng đồng.
Trước đó, việc điều chỉnh thực hiện dân chủ ở cơ sở với tổ chức có sử dụng lao động, do còn ý kiến khác nhau, để đảm bảo thận trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến đại biểu. Kết quả cho thấy ý kiến đại biểu về các phương án chưa đạt mức độ tập trung cao, theo ông Tùng.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, tham khảo ý kiến các cơ quan có liên quan, trong đó có đại diện Chính phủ (Bộ Nội vụ, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để có phương án tiếp thu phù hợp. Mục tiêu là bảo đảm vừa thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, vừa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, không gây xáo trộn, tạo thêm gánh nặng về trách nhiệm, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo theo hướng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở do nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phương án này đã được cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng nhiều mặt, nhận được sự đồng thuận của Chính phủ, đại diện Mặt trận Tổ quốc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá để ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động và các quy định khác có liên quan làm cơ sở để các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả.
Trước đó, vào đầu tháng 10/2022, 8 hiệp hội doanh nghiệp gồm Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chè Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất Xe máy Việt Nam cũng đã có văn bản gửi Quốc hội, Chính phủ và nhiều bộ, ngành kiến nghị bỏ doanh nghiệp tư nhân là đối tượng của luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Các hiệp hội này cho rằng việc áp dụng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở cho doanh nghiệp tư nhân sẽ gây rất nhiều khó khăn và chưa phù hợp.
Luật Dân chủ ở cơ sở có thể làm mất lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
Người lao động sẽ tham gia sâu hơn vào quản trị doanh nghiệp
Trước khi chủ doanh nghiệp quyết định, người lao động sẽ tham gia ý kiến vào việc xây dựng, sửa đổi quy chế và các quy định nội bộ khác; xây dựng, sửa đổi thang lương, bảng lương, định mức lao động; giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động… Đồng thời người lao động cũng sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của doanh nghiệp, theo dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Luật Dân chủ ở cơ sở có thể làm mất lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
Quy định doanh nghiệp tư nhân phải báo cáo định kỳ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho người lao động là không hợp lý, không khả thi, có thể làm ảnh hưởng tới việc bảo mật, đánh mất lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, đại biểu Phạm Văn Hòa nhận định.
‘Cần thực hiện dân chủ ở tất cả các doanh nghiệp để đảm bảo tính bình đẳng’
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng doanh nghiệp nhà nước hiện có cơ chế quản lý, môi trường đầu tư kinh doanh, cạnh tranh ngày càng tiệm cận với với các quy chuẩn chung như doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy cần có quy định chung về thực hiện dân chủ tại tất cả các loại hình doanh nghiệp để bảo đảm tính bình đẳng.
8 hiệp hội kiến nghị bỏ doanh nghiệp tư nhân khỏi Luật dân chủ tại cơ sở
Việc áp dụng Luật thực hiện dân chủ cơ sở cho doanh nghiệp tư nhân sẽ gây rất nhiều khó khăn và chưa phù hợp.
Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ
Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Các dự án đường sắt sẽ tăng sức hút
Dự án đường sắt trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi Luật Đường sắt (sửa đổi) hứa hẹn mở ra một số chính sách đặc thù về thủ tục, chi phí giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.
TP.HCM thí điểm bỏ cấp phép xây dựng tại nhiều khu vực từ 1/7
TP.HCM dự kiến thí điểm bỏ cấp giấy phép xây dựng cho các dự án nhà ở, chủ yếu tại quận 7, TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.
'Người cũ' của TPBank được bổ nhiệm làm tân chủ tịch TPS
Từ tháng 2/2012 đến nay, tân chủ tịch TPS - ông Nguyễn Hồng Quân là Phó tổng giám đốc, kiêm Giám đốc Khối Quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
'Đầu tàu' Waterpoint dẫn dắt đà tăng trưởng của Nam Long
Nam Long đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh số tích cực trong thời gian qua, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ tại các tỉnh vệ tinh TP.HCM.
Giá heo tăng mạnh, lợi nhuận Dabaco 'bay xa'
Dabaco được dự báo sẽ đạt lợi nhuận sau thuế ở quanh mức 500 tỷ đồng trong quý II/2025, qua đó hoàn thành kế hoạch năm 2025 chỉ trong hai quý đầu năm.
Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Chiêm ngưỡng siêu dự án triển lãm lớn nhất Đông Nam Á với sân nhạc hội 50.000 chỗ ngồi
Sau gần 10 tháng thi công thần tốc, công trình Trung tâm triển lãm Việt Nam đã được bàn giao cho Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch.
Vietravel Airlines sở hữu tàu bay đầu tiên, tăng tốc xây dựng hệ sinh thái hàng không - logistics
Vietravel Airlines vừa đón tàu bay Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu riêng – bước đi đánh dấu sự chuyển mình chiến lược của hãng trong hành trình tái cấu trúc, mở rộng và tích hợp vào hệ sinh thái hàng không – logistics của Tập đoàn T&T Group.
Để du lịch Quảng Ninh giữ chân dòng khách thượng lưu
Chuyển từ lượng sang chất, từ khách đại trà sang dòng có gu và chi tiêu cao là bước đi tất yếu của Quảng Ninh - một điểm đến định hướng đẳng cấp toàn cầu.