Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Bộ Tài chính hiện đang lấy ý kiến về đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Nghị định 31 hướng dẫn Luật. Đây là các văn bản quan trọng, tác động rất lớn tới môi trường đầu tư kinh doanh và nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.
Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, trong những lần sửa đổi, bổ sung sau này, Luật Đầu tư đã có những bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho quá trình đầu tư.
Tuy nhiên, VCCI trong văn bản kiến nghị cho rằng, qua quá trình thực hiện và với yêu cầu cải cách hành chính, khai thông các điểm nghẽn, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh, Luật Đầu tư đã dần bộc lộ những hạn chế, từ tư duy đến cơ chế quản lý.
Đơn cử, việc doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư ra nước ngoài đang dần trở thành một xu hướng phổ biến khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia chủ động hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây cũng là cách thức quan trọng để nhập khẩu công nghệ, phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng…
Tuy nhiên, cơ chế quản lý hiện nay đang tạo gánh nặng lớn về thủ tục cho các nhà đầu tư và chưa hợp lý.
Theo VCCI, hoạt động chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp nhà nước có thể là cần thiết, bởi vì nguồn vốn đầu tư là vốn của Nhà nước.
Tuy nhiên, kiểm soát hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nguồn vốn tư nhân, theo hình thức cấp phép, dựa vào quy mô vốn hoặc theo nhóm ngành nghề, dường như chưa tìm thấy mục tiêu rõ ràng, hợp lý nào.
Trong khi đây lại là hình thức hạn chế đáng kể đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư và đi ngược lại chính chủ trương “Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài” đang ghi nhận tại khoản 1 Điều 51 Luật Đầu tư.
Không chỉ vậy, đối với những hoạt động đầu tư ra nước ngoài khác (không thuộc trường hợp phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài) phải thực hiện Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là chưa phù hợp và hoàn toàn không rõ về mục tiêu quản lý.
Ngay cả hoạt động đầu tư trong nước, không phải hoạt động đầu tư nào cũng yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thì tất cả hoạt động đầu tư ra nước ngoài đều phải xin giấy phép để được đầu tư ra nước ngoài là chưa hợp lý, VCCI nhấn mạnh.
Trong khi đó, các điều kiện đầu tư lại do pháp luật nước ngoài quy định, không phải là pháp luật Việt Nam.
“Điều này tạo gánh nặng rất lớn về thủ tục cho nhà đầu tư, khi bất kì sự thay đổi nào của hoạt động đầu tư cũng phải thực hiện thủ tục để điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài”, VCCI chỉ rõ.
Do đó, VCCI đề nghị cân nhắc bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Theo quy định của Luật Đầu tư, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang được kiểm soát theo hướng:
– Xác định các ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài; các ngành nghề đầu tư có điều kiện.
– Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài: Quốc hội chấp thuận đối với những dự án có vốn 20.000 tỷ đồng trở lên; những dự án có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định; Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho dự án có vốn từ 800 tỷ đồng trở lên); Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Các nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương ra nước ngoài gồm: a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội; b) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài; c) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này; d) Hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn; đ) Đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư; e) Cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất Chính phủ điều phối để bảo đảm mỗi năm chỉ thanh tra một lần, sớm tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, định giá đất cho doanh nghiệp bất động sản.
Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.
Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025 là nơi chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, giải pháp và những câu chuyện truyền cảm hứng về giảm phát thải gắn với kinh tế và sinh kế.
Nghị quyết 68 mở ra rất nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển bứt phá cho doanh nghiệp tư nhân, song việc thực thi được dự báo gặp nhiều thách thức.
Logistics xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu không chuyển nhanh, doanh nghiệp logistics Việt sẽ bị loại khỏi sân chơi.
Nghị quyết số 68-NQ/TW khẳng định quan điểm đột phá của Bộ Chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới vươn mình của dân tộc. Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.
Quỹ Vì tương lai xanh – Tập đoàn Vingroup ngày 16/7 được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao chứng nhận xác lập kỷ lục “Chiến dịch dọn rác tại bãi biển thuộc các tỉnh, thành có biển của Việt Nam trong cùng một ngày, có số lượng cán bộ - nhân viên đơn vị tham gia nhiều nhất”. Đây là dấu mốc quan trọng, ghi dấu ấn của Vingroup trong việc lan toả tinh thần sống xanh và hành động vì môi trường biển trên quy mô toàn quốc.
Vinhomes và Vincom Retail ngày 16/7 ký kết hợp tác chiến lược phát triển khu phố thương mại hạng sang tại Vinhomes The Gallery (Giảng Võ), đồng thời khai trương phòng trưng bày dự án tại Vincom Long Biên. Sự kiện được xem là cú hích mở ra giai đoạn bứt tốc mới cho bất động sản thương mại cao cấp tại lõi trung tâm Thủ đô.
Chỉ với vài bước đơn giản, ai cũng có cơ hội trở thành chủ nhân của những phần quà cực hấp dẫn từ chương trình “Mua đồ uống TH - Trúng hơn 500.000 giải thưởng”.
Tín chỉ carbon rừng không chỉ góp phần vào mục tiêu giảm phát thải mà còn mang lại nguồn lợi tài chính mới cho các bên.
Tuyên ngôn ấy của bà Lê Thị Hằng, founder Công ty cổ phần Bất động sản Indochine, đã phần nào lý giải cho chặng đường 19 năm miệt mài dấn thân và cống hiến không ngơi nghỉ của một nữ doanh nhân từng bước xây dựng nên “hắc mã” bất động sản đầy khát vọng.
Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025 là nơi chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, giải pháp và những câu chuyện truyền cảm hứng về giảm phát thải gắn với kinh tế và sinh kế.
Bên cạnh thiệt hại tài chính ước tính ban đầu, sự việc đang gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của EQuest, cũng như môi trường đầu tư giáo dục.