Du khách Hàn, Nhật và Đài Loan chưa ấn tượng mạnh mẽ về Việt Nam?

Tùng Anh Thứ tư, 15/02/2023 - 11:01

Mức độ nhận biết về hình ảnh điểm đến Việt Nam của du khách Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan còn khá thấp dù luôn nằm trong danh sách ưa thích của họ đã đặt ra yêu cầu về hướng tiếp cận mới của du lịch Việt đến các thị trường này.

Du khách Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan luôn nằm trong nhóm chi tiêu cao khi đi du lịch.

Theo các số liệu thống kê, cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều thuộc top các quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đi du lịch nước ngoài cao hàng đầu thế giới. Trong đó, Hàn Quốc có lượng khách xuất ngoại du lịch nhiều nhất, theo sau lần lượt là Nhật Bản và Đài Loan. 

Một đặc điểm chung khác của ba thị trường trên là mức chi tiêu cho du lịch nước ngoài cao. Mức chi tiêu của du khách cả 3 thị trường này đều tăng trưởng trung bình khoảng 7%/năm.

Các địa điểm ở châu Á, bao gồm Việt Nam, luôn nằm trong danh sách ưa thích của du khách Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Ba thị trường này cũng nằm trong số các thị trường có lượt khách đến Việt Nam nhiều và liên tục gia tăng trong giai đoạn 2015-2019.

Đặc biệt, trước dịch Covid-19, năm 2019, Việt Nam xếp vị trí thứ hai trong top các điểm đến hàng đầu với khách Hàn Quốc, chỉ đứng sau Nhật Bản. Cụ thể, hơn 28,7 triệu người Hàn Quốc đã đi du lịch quốc tế, trong đó có 4,3 triệu khách chọn Việt Nam làm điểm đến tham quan. 

Gần 1 triệu du khách đến từ xứ sở hoa anh đào cũng đã đến tham quan Việt Nam trong năm 2019. 

Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là thị trường quan trọng với ngành du lịch Việt Nam, nhờ vào lượng khách du lịch lớn và duy trì ổn định. Song song đó, du khách ba thị trường này chọn điểm đến Việt Nam do nhiều ưu điểm như: sự ra đời của nhiều hãng hàng không giá rẻ, việc mở rộng các đường bay, khoảng cách địa lý thuận lợi, mức chi phí du lịch phù hợp...

Khi đi du lịch quốc tế, hơn 40% du khách ở cả ba thị trường nói trên đều lựa chọn khách sạn tiêu chuẩn (2-3 sao). Họ tìm kiếm thông tin du lịch tại các trang web/blog du lịch hoặc tìm kiếmtrực tuyến. Sự an toàn chính là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định đi nước ngoài của những du khách này. 

Xét riêng từng thị trường, du khách Hàn Quốc rất chú trọng tới việc lưu trú. Du khách Nhật Bản mong muốn có được những khoảnh khắc và trải nghiệm xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. Trong khi đó, du khách Đài Loan đặc biệt quan tâm tới phương tiện di chuyển. 

So với Nhật Bản và Hàn Quốc, du khách Đài Loan vẫn còn e ngại đi du lịch nước ngoài. Đại dịch và các hạn chế phòng chống dịch nghiêm ngặt trong thời gian dài đã phần nào tác động tới tâm lý của họ. 

Khảo sát của Outbox chỉ ra rằng mặc dù 36,4% du khách Đài Loan sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các chuyến đi, nhưng cũng có đến 40,7% dự định cắt giảm chi tiêu cho du lịch để dành ngân sách cho việc chăm lo sức khỏe. Trong khi đó, có đến hơn 40% du khách Hàn Quốc và Nhật Bản sẵn sàng nâng ngân sách cho các chuyến du lịch nước ngoài trong thời gian tới.

Dù vậy, Outbox cũng chỉ ra rằng, du khách từ ba thị trường này hiện có mức độ nhận biết còn khá thấp về hình ảnh điểm đến Việt Nam. Điều đó có nghĩa là họ chưa thực sự hiểu rõ và ấn tượng mạnh mẽ về Việt Nam. 

Do đó, ngành du lịch Việt cần những hướng tiếp cận mới thu hút khách Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan tới tham quan cũng như quay trở lại nhiều lần nhằm hướng tới mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023 như kế hoạch đề ra.

Du lịch cần kế hoạch hành động quyết liệt để thu hút du khách quốc tế

Du lịch cần kế hoạch hành động quyết liệt để thu hút du khách quốc tế

Leader talk -  2 năm
Việt Nam đã có một chiến lược phát triển du lịch tham vọng và bây giờ cần có kế hoạch hành động cụ thể để hiện thực hoá mục tiêu thu hút du khách quốc tế.
Du lịch cần kế hoạch hành động quyết liệt để thu hút du khách quốc tế

Du lịch cần kế hoạch hành động quyết liệt để thu hút du khách quốc tế

Leader talk -  2 năm
Việt Nam đã có một chiến lược phát triển du lịch tham vọng và bây giờ cần có kế hoạch hành động cụ thể để hiện thực hoá mục tiêu thu hút du khách quốc tế.
Lên và xuống với những con số ngành du lịch đầu năm

Lên và xuống với những con số ngành du lịch đầu năm

Tiêu điểm -  2 năm

Chỉ trong tháng 1, Việt Nam đã đón tới 871.000 khách quốc tế, 13 triệu khách nội địa, đạt 10% chỉ tiêu năm. Tuy số lượng khách du lịch tăng, doanh thu từ lĩnh vực du lịch giảm 30% so với cùng kỳ.

Du lịch nhiều tỉnh ‘thắng’ lớn dịp Tết Nguyên đán

Du lịch nhiều tỉnh ‘thắng’ lớn dịp Tết Nguyên đán

Tiêu điểm -  2 năm

Số lượt khách nội địa trong dịp nghỉ Tết 2023 tăng gần 50% so với kỳ nghỉ Tết của năm ngoái.

Nhu cầu du lịch nhóm gia đình đang phục hồi

Nhu cầu du lịch nhóm gia đình đang phục hồi

Tiêu điểm -  2 năm

Kết quả khảo sát cho thấy các gia đình ưa chuộng những địa điểm lưu trú bình dân, cũng như các khu nghỉ dưỡng đầy đủ dịch vụ, tiện ích.

Những dấu ấn nổi bật ngành du lịch Việt

Những dấu ấn nổi bật ngành du lịch Việt

Tiêu điểm -  2 năm

Thành công của Việt Nam trong nỗ lực tái thiết hoạt động ngành du lịch đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao thông qua các chỉ số và giải thưởng du lịch.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  17 giờ

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  19 giờ

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  20 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  20 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  2 ngày

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.

Gánh nặng tiền sử dụng đất bổ sung: Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng

Gánh nặng tiền sử dụng đất bổ sung: Doanh nghiệp kiến nghị gỡ vướng

Bất động sản -  18 phút

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 tiếp tục giữ nguyên quy định về khoản thu tiền sử dụng đất bổ sung có thể khiến nhiều doanh nghiệp chịu thêm gánh nặng tài chính.

Vosco chi hơn 1.850 tỷ đồng mua hai tàu dầu cũ

Vosco chi hơn 1.850 tỷ đồng mua hai tàu dầu cũ

Doanh nghiệp -  1 giờ

Vosco sẽ bổ sung thêm vào đội tàu hai tàu dầu được đóng tại Trung Quốc từ năm 2021, với tổng mức đầu tư hơn 1.850 tỷ đồng.

Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này

Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này

Tài chính -  2 giờ

Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  2 giờ

Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.

Chưa hưởng lợi từ thuế VAT, Phân bón dầu khí Cà Mau đã lãi lớn

Chưa hưởng lợi từ thuế VAT, Phân bón dầu khí Cà Mau đã lãi lớn

Doanh nghiệp -  2 giờ

PVCFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 giảm mạnh, nhưng chỉ sau hai quý đầu năm, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch cả năm, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn trong bối cảnh thận trọng điều hành.

Giá vàng hôm nay 17/6: Cơn sốt đã hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 17/6: Cơn sốt đã hạ nhiệt?

Vàng -  3 giờ

Giá vàng hôm nay 17/6 giảm 200 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, theo xu hướng của thị trường quốc tế.

Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh

Hiện đại hóa nền kinh tế cũng cần đến triết lý dân sinh

Leader talk -  3 giờ

Khi cả nước đang bàn luận về việc áp dụng thuế hóa đơn điện tử thay thế thuế khoán, phía sau những con số và quy định là một câu hỏi triết học sâu sắc: làm thế nào để hiện đại hóa phục vụ cho dân sinh, chứ không phải dân sinh phục vụ cho hiện đại hóa?