Giá thịt lợn xuống thấp khiến CPI tháng 3 giảm 0,27%
Nguồn cung đảm bảo khiến giá thịt lợn giảm mạnh. CPI tháng này cũng giảm 0,27% mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh tăng liên tục.
Quyết định này nhằm ngăn ngừa bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam làm lây lan cho đàn lợn trong nước.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến vừa gửi tới Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội thông báo về việc tạm ngừng nhập khẩu lợn sống để giết mổ làm thực phẩm từ Thái Lan vào Việt Nam kể từ ngày 30/6/2021.
Cơ quan này cho biết, ngày 19/5/2021, trong quá trình thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lô lợn sống 980 con nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm, cơ quan kiểm dịch thuộc Cục Thú y Việt Nam đã phát hiện lô lợn bị nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Do đó, thông báo trên nhằm ngăn ngừa bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Việt Nam làm lây lan dịch bệnh cho đàn lợn nuôi trong nước.
Đối với những lô lợn sống đã được doanh nghiệp hai nước ký hợp đồng mua bán và sẽ vận chuyển về Việt Nam đến hết ngày 29/6/2021, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn tiếp tục cho phép nhập khẩu vào Việt Nam và sẽ chỉ đạo cơ quan thú y tổ chức kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cục Thú y được giao phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn lợn nuôi để giết mổ làm thực phẩm của Thái Lan, xem xét cho phép nhập khẩu trở lại khi các điều kiện về an toàn dịch bệnh được bảo đảm.
Trước đó, năm 2020, Chính phủ đã cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm hoặc được chăn nuôi bắt đầu từ tháng 6/2020 do nguồn cung trong nước thiếu hụt trầm trọng khiến giá thịt lợn thời điểm đó tăng quá cao.
Theo đó, khi ngành chăn nuôi trong nước đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ dừng nhập khẩu và quyết định này được thông báo cho các doanh nghiệp trước 1 tháng.
Theo số liệu từ Cục Thú y, năm 2020, Việt Nam nhập khẩu gần 226 nghìn tấn thịt lợn các loại, tăng 260% so với năm 2019. Nguồn nhập chủ yếu là từ các nước Nga, Ba Lan, Brazil, Canada, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha.
Riêng về nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan, hơn 503 nghìn con lợn được nhập về Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm tính từ giữa tháng 6/2020 đến ngày 13/1/2021.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong quý I/2021, Việt Nam nhập khẩu 34,65 nghìn tấn thịt lợn (mã HS 0203), trị giá 80,07 triệu USD, tăng 101,4% về lượng và tăng 102,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Nga, Canada, Brazil, Ba Lan và Đan Mạch là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, lợn sống vẫn tiếp tục được nhập từ Thái Lan về, với số lượng ước tính mỗi tháng khoảng 30 nghìn đến 50 nghìn con.
Thời gian qua, mặc dù giá lợn hơi có xu hướng giảm chỉ từ 64.000 - 72.000 đồng/kg, nhưng giá thịt lợn tới tay người tiêu dùng vẫn ở mức 130.000-180.000 đồng/kg.
Trước tình hình này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, nhờ việc phòng chống dịch bệnh tốt, tốc độ tăng đàn tăng nhanh, đàn lợn đạt khoảng 90% so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu lợn sống và thịt lợn từ một số quốc gia. Tuy nhiên, giá thịt lợn trên thị trường vẫn cao.
Hiện, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương cùng các địa phương đang bàn giải quyết vấn đề này. "Chắc chắn không thể duy trì mãi giá thịt lợn ở mức cao khi nguồn cung đã dồi dào, giá lợn hơi đã xuống và sẽ có thời gian chuyển đổi", ông Tiến cho biết.
Nguồn cung đảm bảo khiến giá thịt lợn giảm mạnh. CPI tháng này cũng giảm 0,27% mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh tăng liên tục.
CPI tháng 9 tăng 0,12% so với tháng trước. Trong đó, nhóm giao dịch tăng cao nhất 2,08% do học phí và giá các mặt hàng sách, vở, đồ dùng học tập cùng tăng. Ngược lại, kìm hãm CPI chung tăng phải kể tới việc giá thịt lợn đã giảm 3,51%.
Dịch tả lợn châu Phi đã khiến Việt Nam thiệt hại tổng số xấp xỉ 6 triệu con lợn và đây là nguyên nhân cơ bản đẩy giá thịt lợn tăng cao.
Giá thịt lợn do cung cầu trên thị trường quyết định, nên muốn ghìm giá thịt lợn xuống mức thấp, cần tăng cung thông qua đẩy mạnh tái đàn trên cả nước và nhập khẩu thịt lợn.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.