Phát triển bền vững

Gáo nước lạnh với nhiều thị trường điện than sau động thái của Trung Quốc

Minh Nhật Thứ năm, 30/09/2021 - 14:10

Cam kết ngừng tài trợ điện than ở nước ngoài của Trung Quốc sẽ khiến mức tăng trưởng nhu cầu than toàn cầu giảm 1.100 triệu tấn, hàng loạt dự án điện than tại 20 quốc gia có nguy cơ lớn bị hủy bỏ.

Cam kết của Trung Quốc về việc chấm dứt tài trợ điện than ở nước ngoài mới đây sẽ ảnh hưởng đến 44 nhà máy điện than với tổng công suất 42.220MW đang được xem xét nhận tài trợ công từ các tổ chức nhà nước của Trung Quốc.

Số dự án này trải rộng trên 20 quốc gia thuộc khu vực châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Đông Âu, chiếm hơn 40% tổng công suất điện than mới tại các thị trường này, theo cập nhật mới đây từ Chương trình theo dõi tài chính công cho điện than toàn cầu của Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (GEM).

Đầu tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố cam kết ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới tại nước ngoài.

Sau đó vài ngày, Ngân hàng Trung Quốc đã có động thái tiếp theo khi đưa ra thông báo sẽ không còn tài trợ cho các nhà máy điện than mới và các dự án than bên ngoài Trung Quốc, bắt đầu ngay từ đầu tháng 10/2021.

Nếu thông báo của Bắc Kinh nghiêm cấm tất cả nguồn tài chính công tài trợ cho điện than trong tương lai, tất cả 44 nhà máy điện than sẽ có nguy cơ bị hủy bỏ, do thiếu các lựa chọn tài trợ khác. Nguyên nhân là bởi đầu năm nay, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã cam kết ngừng cho vay tài chính công đối với điện than ở nước ngoài.

Trong số 44 dự án trên, năm dự án đang được xem xét cấp vốn từ Ngân hàng Trung Quốc, và vì thế có nguy cơ bị ngân hàng hủy tài trợ ngay trong những ngày tới.

Nếu các nhà máy điện than bị hủy bỏ sau động thái của Bắc Kinh, GEM nhận định có thể tiết kiệm hơn 130 tỷ USD, bao gồm 50 tỷ USD chi phí xây dựng, cùng hơn 80 tỷ USD chi phí nhiên liệu và vận hành trong suốt thời gian hoạt động.

Ở châu Phi, việc hủy bỏ các nhà máy sẽ cắt giảm một nửa lượng điện than được đề xuất, bởi Trung Quốc là nước hỗ trợ tài chính lớn cho loại năng lượng này.

Việc hủy bỏ các dự án cũng sẽ loại bỏ hoàn toàn nhà máy điện than mới ở Kenya, Madagascar và Bờ Biển Ngà. Điều này sẽ giúp ba quốc gia đủ điều kiện gia nhập vào liên minh “Không có điện than mới” – một cam kết mới đây của Liên Hợp Quốc dành cho các quốc gia ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới.

Tại châu Á, Bangladesh và Mông Cổ sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, do số lượng nhà máy điện than dự kiến sẽ giảm hơn 90%. Hiện tại, đây là hai thị trường có số dự án đang được đề xuất nhiều thứ sáu và thứ tám trên thế giới.

Theo GEM, động thái của Trung Quốc cũng sẽ tác động lớn đến thị trường than đá toàn cầu, bởi nhiều quốc gia trong số 20 quốc gia bị ảnh hưởng trên nhập khẩu phần lớn than để phục vụ nhu cầu. Hai mươi quốc gia này cùng nhau chiếm hơn 10% lượng than nhập khẩu cho nhiệt điện vào năm 2019, tổng cộng là 130 triệu tấn.

Nếu 44 nhà máy điện than bị hủy bỏ, nhu cầu than trong tương lai ở các nước sẽ giảm khoảng 30 triệu tấn/năm, giáng một đòn mạnh vào triển vọng tương lai của các quốc gia xuất khẩu than.

Nhìn chung, tăng trưởng nhu cầu than toàn cầu trong tương lai sẽ giảm 1.100 triệu tấn suốt thời gian hoạt động của 44 nhà máy, ngăn chặn phát thải khoảng 8.000 triệu tấn carbon dioxide.

Ryan Driskell Tate, nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Chương trình theo dõi khai thác than của GEM, cho biết: “Trước tuần trước, các nhà sản xuất than trên thế giới vẫn đang lên kế hoạch khai thác hơn 390 mỏ than mới. Nhưng thông báo của Trung Quốc vừa làm hỏng kế hoạch đó. Ngành điện than sẽ cảm nhận được gáo nước lạnh này từ đầu đến chân”.

Theo Chương trình theo dõi nhà máy điện than của GEM, Trung Quốc hiện vẫn là nơi có công suất điện than lớn nhất thế giới, với gần 97.000MW đang được xây dựng và 163.000MW khác đang được lên kế hoạch xây dựng.

Christine Shearer, Giám đốc Chương trình điện than của GEM, đánh giá: “Thông báo của Trung Quốc là hồi chuông báo tử của tài trợ công cho điện than ở nước ngoài, và nhiều nhà máy điện than đang đề xuất sẽ bị hủy bỏ do thiếu các lựa chọn tài chính thay thế”.

“Tin tốt là động thái của Trung Quốc sẽ giúp một số quốc gia không đổ hàng tỷ đô la vào các nhà máy điện than – thứ sẽ sớm trở thành tài sản bị mắc kẹt, do chi phí năng lượng tái tạo giảm và động lực nhằm hạn chế phát thải carbon”.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu nhà máy điện than

Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu nhà máy điện than

Phát triển bền vững -  2 năm
Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, động thái mới nhất từ Trung Quốc sẽ thắt chặt đáng kể nguồn tài chính cho các nhà máy nhiệt điện mới trong thời gian tới.
Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu nhà máy điện than

Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu nhà máy điện than

Phát triển bền vững -  2 năm
Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, động thái mới nhất từ Trung Quốc sẽ thắt chặt đáng kể nguồn tài chính cho các nhà máy nhiệt điện mới trong thời gian tới.
'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  3 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  3 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  4 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  7 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  7 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.