Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Nhằm giải quyết những bất cập về ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 41/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn.
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và nhà nước quan tâm, chỉ đạo như một phần quan trọng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, Chỉ thị 41/CT-TTg nêu rõ, tình trạng ô nhiễm do chất thải rắn gây ra vẫn tiếp tục gia tăng, gây ảnh hướng nghiêm trọng tới sức khỏe con người cũng như cản trở các mục tiêu phát triển.
Nguyên nhân là do công tác quản lý chất thải rắn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các địa phương, cùng những thiếu sót trong cơ chế, chính sách. Cùng với đó, công tác quản lý của nhà nước cũng tồn tại một số bất cập, chồng chéo về vai trò, nhiệm vụ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương.
Từ những vấn đề trên, với mong muốn khắc phục hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn, bên cạnh việc chủ động ứng phó với ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các cơ quan phối hợp thực hiện các giải pháp cấp bách.
Cụ thể, Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có nội dung liên quan đến quản lý chất thải rắn, căn cứ Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cũng như các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trong xử lý chất thải rắn theo hướng nghiêm ngặt hơn.
Khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trong quý I năm 2022, trong đó có nội dung về định hướng vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp vùng, cấp quốc gia.
Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn phù hợp với vùng miền, khu vực đô thị và nông thôn để triển khai thực hiện.
Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn phù hợp với việc phân loại rác thải tại nguồn của khu trung tâm thương mại kết hợp với căn hộ, chung cư kết hợp với văn phòng, tổ hợp công trình cao tầng có chức năng hỗn hợp; quy hoạch, bố trí điểm tập kết, trung chuyển rác thải trong các đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung bảo đảm vệ sinh môi trường phù hợp với quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện các tiêu chí về môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tập trung xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm, mô hình tập trung, hạn chế việc xử lý phân tán tại các cơ sở y tế.
Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, các Bộ, ngành và địa phương thực hiện tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý rác thải.
Tiếp cận theo hướng tiên tiến, hiện đại hóa
Để thực hiện hiệu quả công tác xử lý chất thải rắn, Chính phủ đưa ra phương pháp tiếp cận theo hướng hiện đại, áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn cao, tiệm cận với chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ thị các Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư, dự án xử lý rác thải có công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Bộ Kế hoạch và đầu tư được giao nhiệm vụ đề xuất các giải pháp thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các cở sở xử lý chất thải rắn, rác thải hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bộ Khoa học và công nghệ được giao nhiệm vụ triển khai nghiên cứu chương trình, dự án, thúc đẩy chuyển giao công nghệ về xử lý chất thải, công nghệ tái chế.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.