Phát triển bền vững

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Công Hiếu Thứ năm, 08/05/2025 - 10:56
Nghe audio
0:00

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ sang xe điện, từ những chiếc xe máy, ô tô điện đô thị đến các dự án xe buýt và taxi xanh.

Tuy nhiên, tốc độ bùng nổ về số lượng phương tiện đang vượt xa khả năng đáp ứng của hạ tầng sạc công cộng, dẫn đến tình trạng chờ đợi kéo dài, trạm sạc xe điện quá tải và nguy cơ gián đoạn dịch vụ.

Tăng trưởng phân mảnh: Từ thực tế Bắc Mỹ đến bài học cho Việt Nam

Trong bức tranh toàn cảnh về thị trường xe điện toàn cầu, Bắc Mỹ đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.

Tại webinar “EV Charging Outlook 2025 – North America” do AMPECO GLOBAL tổ chức, các diễn giả đã chỉ rõ rằng, tốc độ gia tăng số lượng xe điện tại Mỹ, Canada và Mexico trong năm 2024 đạt từ 37% đến 137%, song sự phân bố lại tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn và vùng duyên hải như California, British Columbia và Quebec.

Đáng chú ý, các bang như Florida, Utah và Arizona – những thị trường vốn không được đánh giá cao trước đó – lại đang nổi lên như những điểm nóng mới nhờ sự cộng hưởng giữa chính sách hỗ trợ, giá điện thấp và hành vi tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng.

Ông Trishan Peruma, Giám đốc điều hành của Hubject North America, nhận định rằng “Tại California, 26% lượng xe bán mới là xe điện, tương đương các thị trường tiên tiến như Anh và Đức, trong khi Florida, Utah và Arizona đang tiệm cận ngưỡng 10%, dấu hiệu rõ ràng cho thấy xe điện (EV) đã thoát khỏi giai đoạn ‘ngách’ và bước vào thị trường đại chúng”.

Ông cũng cho biết hành vi tiêu dùng, địa hình đô thị, cùng chiến lược phân phối xe của nhà sản xuất là các yếu tố quyết định việc xe điện tăng trưởng ở đâu và khi nào.

Bên cạnh đó, ông Paul Stith, nhà sáng lập Green Onramp, bổ sung một góc nhìn chiến lược đáng lưu tâm: “Sự phân hóa vùng miền không phải là trở ngại, mà là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nào hiểu rõ động lực tại từng địa phương. Khi một bang cho phép dễ dàng đấu nối điện, miễn phí quy hoạch và hỗ trợ đầu tư, điều đó sẽ tạo ra bước nhảy vọt so với các vùng khác”.

Dưới góc nhìn của các nhà quản trị doanh nghiệp xe điện tại Việt Nam, bài học từ Bắc Mỹ có giá trị đặc biệt.

Thị trường nội địa hiện cũng đang phát triển không đồng đều, với Hà Nội và TP.HCM chiếm phần lớn doanh số xe điện, trong khi các thành phố như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ hay Bình Dương mới chỉ trong giai đoạn “mở đường”.

Tuy nhiên, nếu không nhận diện được sự khác biệt vùng miền này, doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu suất thấp và không đạt được điểm hòa vốn trong vận hành hạ tầng sạc.

Kinh nghiệm từ Bắc Mỹ cho thấy, cách tiếp cận hiệu quả nhất là phân cụm đầu tư theo mức độ trưởng thành của từng thị trường.

Ở nhóm địa phương có nhu cầu cao và ổn định, doanh nghiệp nên ưu tiên triển khai trạm sạc nhanh công suất lớn tại các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, và các điểm đỗ công cộng.

Ngược lại, tại những khu vực “đang lên” như các đô thị vệ tinh, khu công nghiệp hay các thành phố cấp hai, mô hình micro-hub (tức là trạm sạc quy mô nhỏ) với chi phí vận hành thấp, sẽ là phương án hiệu quả để thử nghiệm nhu cầu thực tế trước khi mở rộng.

Đặc biệt, ở các vùng chưa hình thành rõ nét hành vi sử dụng xe điện, trạm sạc di động hoặc triển khai ngắn hạn theo mô hình “pop-up” có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhanh chóng xoay trục nếu cần.

Quan trọng hơn, các doanh nghiệp xe điện tại Việt Nam cần làm chủ dữ liệu vận hành và thị trường.

Thay vì trông chờ vào hệ thống thống kê còn hạn chế, doanh nghiệp có thể tận dụng nền tảng số để thu thập dữ liệu hành vi người dùng, xác định vùng nhu cầu cao thông qua bản đồ nhiệt, và kết nối dữ liệu đăng kiểm để biết được các cụm xe điện đang hình thành ở đâu.

Điều này sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đầu tư hạ tầng sát với nhu cầu thị trường, giảm thiểu rủi ro tài chính và tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Sự phân mảnh trong tốc độ tăng trưởng xe điện là thực tế khó tránh, nhưng như các diễn giả tại webinar đã chỉ ra, chính điều đó lại tạo ra cơ hội cho những doanh nghiệp có chiến lược vùng hóa rõ ràng, linh hoạt trong mô hình vận hành và nhạy bén với tín hiệu thị trường.

Đối với các nhà quản trị Việt Nam, đây là thời điểm để tái định hình cách tiếp cận với bài toán hạ tầng, không còn đặt nặng về độ phủ địa lý, mà chuyển sang tập trung vào chất lượng đầu tư theo cụm giá trị thực tiễn.

Tỷ lệ xe/trạm sạc vượt ngưỡng: Cảnh báo cho nhà đầu tư hạ tầng

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu đang ghi nhận sự bùng nổ về số lượng xe lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trạm sạc lại không theo kịp – một hiện tượng đang trở thành điểm nghẽn nghiêm trọng, đặc biệt rõ nét tại thị trường Bắc Mỹ và mang tính cảnh báo đối với doanh nghiệp xe điện tại Việt Nam.

Theo thống kê, từ năm 2018 đến 2024, tỷ lệ giữa xe điện (BEV) và trạm sạc công cộng tại Mỹ và Canada đã tăng từ khoảng 70:1 lên hơn 100:1, và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025.

Trong khi đó, châu Âu đang có xu hướng ngược lại, giảm tỷ lệ này xuống mức “lành mạnh” 100–120.

Trên thực tế, con số hơn 100 xe điện cho mỗi trạm sạc công cộng đồng nghĩa với việc khách hàng phải xếp hàng chờ lâu hơn, sự cố “hết chỗ” xảy ra thường xuyên hơn, và hiệu suất vận hành trạm tăng vọt nhưng không đồng đều – gây áp lực lên khả năng duy trì độ tin cậy của hạ tầng.

Ông Trishan Peruma, Giám đốc điều hành Hubject North America, cảnh báo “Tăng trưởng số lượng xe điện là điều đáng mừng, nhưng nếu chúng ta không mở rộng cơ sở hạ tầng sạc theo kịp, chúng ta đang dọn đường cho khủng hoảng vận hành”.

Ông cũng chỉ ra một hiện tượng đáng lo ngại tại Mỹ, đó chính là sự khác biệt giữa các bang về tỷ lệ sử dụng trạm sạc.

Trong khi California, New Jersey, Rhode Island đạt mức sử dụng trạm hơn 20%, nhiều bang khác lại để trạm “trống vắng”, phản ánh tình trạng mất cân bằng giữa cầu và cung, dẫn tới lãng phí đầu tư hoặc tắc nghẽn cục bộ

Tại Việt Nam, tình trạng thiếu trạm sạc cũng đã xuất hiện tại Hà Nội, TP.HCM, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Dù Việt Nam đã đạt con số ấn tượng 150.000 cổng sạc nhờ sự đầu tư mạnh tay của VinFast, tuy nhiên, phần lớn số cổng sạc thuộc hệ sinh thái nội bộ của VinFast, trong đó nhiều cổng phục vụ xe máy điện hoặc đặt tại khu dân cư, bãi đỗ xe riêng.

Số lượng trạm sạc công cộng thực sự có thể sử dụng linh hoạt cho các loại ô tô điện khác thương hiệu vẫn còn hạn chế.

Điều này đặt ra bài toán về khả năng chia sẻ hạ tầng, sự tương thích giữa các thương hiệu xe vẫn là rào cản lớn.

Đối với các doanh nghiệp xe điện ngoài hệ sinh thái VinFast, bài toán không nằm ở ‘số lượng trạm’ mà là ‘khả năng tiếp cận và vận hành trạm sạc hiệu quả’.

Chuẩn hóa chính sách: Giai đoạn quyết định cho hạ tầng sạc xe điện tại Việt Nam

Muốn khắc phục “điểm nghẽn” thiếu trạm sạc, doanh nghiệp không thể chỉ mở thêm điểm sạc, mà phải đảm bảo độ tin cậy vận hành ngay từ thiết kế.

Ông Mike Doucleff - Chủ tịch Alpitronic Americas cho biết: “Phải tự chủ công nghệ power module, tích hợp cảm biến giám sát nhiệt và dòng, tránh việc chỉ nhập module nguồn rồi lắp ráp sơ sài”.

Hơn nữa, “trạm sạc cần thiết kế thành các module dễ tháo lắp tại hiện trường, để kỹ thuật viên chỉ việc thay cụm linh kiện, thay vì phải vác mỏ hàn giữa mưa nắng”.

Công tác chẩn đoán từ xa và phân tích vận hành chuỗi trạm (fleet view) cũng giúp phát hiện lỗi sớm, tối ưu lịch bảo trì và giảm gián đoạn dịch vụ.

Bên cạnh vận hành, chuẩn hóa công nghệ và số hóa quản lý hạ tầng là chìa khóa nâng cấp trải nghiệm. Cuối cùng, chính sách và nguồn vốn luôn là biến số lớn.

Webinar “EV Charging Outlook 2025 – North America” cũng đã chỉ ra rằng, tại Mỹ, chương trình NEVI (5 tỷ USD) và IRA tax credits (7.500 USD/xe, 30% công trình sạc) có thể bị tạm dừng hoặc cắt giảm, tạo ra làn sóng bất ổn cho nhà đầu tư.

Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kịch bản A – B song song (chính sách thuận lợi và kịch bản thắt chặt), đa dạng hóa nguồn vốn qua vốn chủ sở hữu, vay ưu đãi theo Nghị định 125/2020, và mô hình đối tác công–tư (PPP) với địa phương.

Chỉ khi ba trụ cột “tỷ lệ xe/trạm hợp lý – vận hành tin cậy – chuẩn hóa công nghệ cùng kịch bản chính sách linh hoạt” được thực thi đồng bộ, hạ tầng sạc xe điện Việt Nam mới có thể bước qua giai đoạn khủng hoảng, hướng đến phát triển bền vững và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  22 giờ

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 tuần

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  1 giờ

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  22 giờ

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  2 ngày

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 tuần

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Phát triển bền vững -  4 giây

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

Giá vàng hôm nay 8/5: Tăng bất chấp

Giá vàng hôm nay 8/5: Tăng bất chấp

Vàng -  54 phút

Giá vàng hôm nay 8/5 nhanh chóng tăng trở lại sau vài giờ "nao núng" trước tín hiệu phát ra từ Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đêm qua.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  1 giờ

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  1 giờ

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ

Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ

Tài chính -  2 giờ

Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Tiêu điểm -  2 giờ

Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.

Cận cảnh toa tàu quý tộc tuyến Hà Nội - Hải Phòng

Cận cảnh toa tàu quý tộc tuyến Hà Nội - Hải Phòng

Ống kính -  3 giờ

20 toa tàu hạng sang tuyến Hà Nội - Hải Phòng, mang phong cách Indochine sắp được đưa vào vận hành.