Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo nghiên cứu làm rõ lợi ích cũng như tính khả thi của hệ thống truy xuất nguồn gốc cho rác thải, sau khi lắng nghe những phản ánh của TheLEADER.
Ô nhiễm môi trường đang là một thách thức lớn đặt ra cho quá trình phát triển kinh tế. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi năm Việt Nam thất thoát khoảng 6 – 8% GDP do ô nhiễm môi trường, chưa tính đến những tác động lâu dài.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, trong suốt thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng tới hạn chế rác thải, tiết kiệm tài nguyên trong đời sống cũng như sản xuất, kinh doanh.
Vào tháng 5 vừa qua, Bộ Tài nguyên và môi trường đã trình Quốc hội dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với nhiều điểm đột phá trong các quy định kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm, đặc biệt là cách tiếp cận mới “người gây ô nhiễm phải trả tiền” cùng công cụ chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR).
Ngày 26/10/2020, TheLEADER có bài viết Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc cho rác thải, nêu lên những điểm tích cực của việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong công tác quản lý chất thải rắn nói riêng và kiểm soát vấn nạn ô nhiễm môi trường nói chung.
Cụ thể, hệ thống này sẽ mang lại lợi ích bền vững cho tất cả các bên tham gia vào chuỗi giá trị tái chế, hỗ trợ thực thi công cụ chính sách EPR, đáp ứng cách tiếp cận mới về vấn đề ô nhiễm được đưa ra tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Riêng với doanh nghiệp, việc truy xuất nguồn gốc còn có hiệu quả hạn chế nạn hàng nhái, hàng giả và giúp thu hồi sản phẩm trong các trường hợp rủi ro.
Tiếp nhận phản ánh của TheLEADER, ngày 5/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét, đánh giá về hệ thống truy xuất nguồn gốc cho rác thải.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.