Giải pháp gỡ tắc cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Phương Linh Thứ bảy, 18/03/2023 - 09:46

Theo nhiều chuyên gia, để khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quan trọng nhất là lấy lại được niềm tin của các nhà đầu tư và mỗi bên cần "lùi lại một chút", cùng chia sẻ rủi ro của thị trường.

7 giải pháp gỡ tắc cho thị trường vốn

Tổng quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 chỉ đạt khoảng 338 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 47% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó phát hành ra công chúng giảm 67%, phát hành riêng lẻ giảm 65%). Bước sang năm 2023, thị trường vẫn khá trầm lắng khi 2 tháng đầu năm, mới có 2.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp mới được phát hành.

Điều này cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, lượng trái phiếu đáo hạn cao, tâm lý nhà đầu tư chưa ổn định trở lại sau các vụ án liên quan đến trái phiếu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa kịp thích ứng với các quy định pháp lý mới.

Trước bối cảnh hiện nay, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng, Nghị định 08 mới được ban hành được xem là giải pháp tạm thời, giúp tháo gỡ các khó khăn trước mặt cho thị trường. 

Tuy nhiên, để thị trường có thể phát triển lành mạnh, hạn chế rủi ro, cần có các biện pháp dài hạn, vĩ mô để khắc phục các điểm yếu lớn như hành lang pháp lý và quy chế quản lý thị trường, hạ tầng (hệ thống giao dịch, công ty định hạng tín nhiệm...) cũng như nền tảng nhà đầu tư. Trong đó, với trái phiếu doanh nghiệp cần lưu ý hai vấn đề quan trọng là tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm.

Tại Toạ đàm Giải pháp khơi thông thị trường vốn do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, ông Lực chỉ ra 7 biện pháp giúp thị trường vốn phát triển. Một là, quyết liệt chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và nghiêm minh những vi phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian vừa qua để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư. Điều này sẽ giúp thị trường trái phiếu phục hồi nhanh chóng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đầu tư, sản xuất và đảo nợ, đảm bảo quá trình phục hồi của nền kinh tế không bị gián đoạn.

Hai là cần nhanh chóng cải cách thủ tục, điều kiện, rút gọn thời gian cấp phép phát hành để tạo điều kiện, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng. Đây sẽ là kênh gọi vốn quan trọng của doanh nghiệp. 

Ba là cần có chính sách khuyến khích định hạng tín nhiệm, công bố thông tin định hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp nói chung (không chỉ cho phát hành).

Giải pháp gỡ tắc cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
TS. Cấn Văn Lực

Bốn là hoàn thiện hạ tầng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp như thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở dữ liệu về trái phiếu, về tài sản đảm bảo…. Việc xây dựng và phát triển các thị trường thứ cấp an toàn là nội dung cần sớm triển khai để tăng thanh khoản, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.

Năm là hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát thị trường, như cơ chế quản lý đối với trái phiếu sau phát hành như quản lý tài sản đảm bảo, giám sát dòng tiền, quản lý mục đích sử dụng vốn… Tăng mức chế tài đối với các hành vi vi phạm.

Sáu là cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thông qua tăng cường giáo dục tài chính cho nhà đầu tư cá nhân, đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển nhà đầu tư tổ chức.

Cuối cùng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam là một cấu phần không thể tách rời của thị trường tài chính và bất động sản. Việc quản lý, định hướng phát triển cần được gắn chặt với hệ thống tài chính, việc áp dụng các quy chuẩn công bố thông tin, an toàn hệ thống... cần được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý một cách phù hợp, với tư cách độc lập nhiều hơn. Để thực hiện được các giải pháp này cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ban, ngành, các cơ quan quản lý, ông Lực nhận định.

Quan trọng nhất là "niềm tin" của nhà đầu tư

Bên cạnh các giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, muốn phát triển bền vững thị trường trái phiếu cần phải củng cố niềm tin. Cốt lõi của thị trường hiện nay là niềm tin của nhà đầu tư. 

Niềm tin xuất phát từ 2 hợp phần. Một là ở thị trường, kinh tế vĩ mô ổn định. Thứ hai là các khoản đầu tư của nhà đầu tư được bảo vệ, công bằng quyền lợi giữa các bên.

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang giai đoạn phát triển như Việt Nam, để củng cổ niềm tin quan trọng nhất là việc xếp hạng tín nhiệm, ông Tú Anh nhận định và cho rằng, cùng với quá trình phát triển thị trường, cần có xếp hạng tín nhiệm theo chuẩn quốc tế nhưng vẫn phải khuyến khích đầu tư. 

Mặt khác, trong bối cảnh, bản thân các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước đang xây dựng tín nhiệm, thị trường đang quên mất vai trò của bảo hiểm. Trong khi đó, nếu có bảo hiểm đầu tư, đánh giá rủi và bán rủi ro từ công ty bảo hiểm, nhà đầu tư sẽ yên tâm tín nhiệm, tin và xuống tiền.

Nghị định mới về trái phiếu doanh nghiệp thiếu đột phá

Đồng quan điểm, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam đang kiên định hướng tới thị trường trái phiếu chuyên nghiệp, lành mạnh, Nghị định 08 chỉ tháo gỡ những khó khăn trước mắt, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần tái cấu trúc nợ, nâng tầm theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp hơn, đáp ứng các chuẩn mới. 

Theo ông Quỳnh, việc xếp hạng tín nhiệm không nên hoãn trong Nghị định 08 mà nên quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc cho hoạt động phát hành riêng lẻ. Bởi trong thời gian qua, vấn đề của thị trường là nhà đầu tư đang mất niềm tin vì thiếu tính minh bạch, thiếu chuyên nghiệp.

Trong thời gian tới, hoạt động phát hành sẽ khó từ phía cầu. Về phía cung, nhu cầu phát hành là có nhưng năng lực, chất lượng tổ chức phát hành bị hạn chế. Nên phát hành hướng tới nhà đầu tư cá nhân là khó khăn, cần có thời gian để doanh nghiệp nâng tầm lên và thích ứng với bối cảnh thị trường.

"Định hướng chính sách quản lý thị trường vốn là hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, đảm bảo tính thị trường. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải hướng tới minh bạch, còn lại để thị trường tự đánh giá. Chúng ta nói nhiều tới làm thế nào lấy lại niềm tin nhà đầu tư. Thanh khoản thị trường sẽ được khơi thông khi nhà đầu tư có niềm tin. Niềm tin sẽ đến từ sự minh bạch. Còn sự minh bạch sẽ đến từ sự chủ động của doanh nghiệp, yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và các quy định của pháp luật", ông Quỳnh nhấn mạnh.

"Giải bài toán về vốn như khơi thông tắc đường giao thông, mỗi bên phải lùi lại một chút"

Theo ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội: "Dòng vốn trên thị trường ách tắc cũng giống như việc tắc đường giao thông. Để có thể khơi thông, mỗi bên cần lùi lại một chút thay vì giữ khư khư quyền lợi của mình. Nếu ai cũng giữ nguyên lợi ích của mình, thị trường vốn sẽ không thể khơi thông".

Giải pháp gỡ tắc cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp 2
Ông Nguyễn Hải Nam

Lấy ví dụ tại kênh trái phiếu doanh nghiệp, ông Nam cho rằng, Nghị định 08 của Chính phủ thời gian vừa qua đã tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp có thể đàm phán với các trái chủ, lùi thời hạn thanh toán trải phiếu 2 năm và cho phép doanh nghiệp trả nợ trái phiếu bằng các tài sản khác. 

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là quyền quyết định vẫn nằm ở các trái chủ, nếu các nhà đầu tư trái phiếu không đồng thuận, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán trái phiếu đúng như quy định đã cam kết với trái chủ từ trước đó. 

Theo ông Nam, với bối cảnh thị trường hiện nay, các nhà đầu tư, trái chủ, công ty quản lý quỹ... cần nhìn tổng thể một bức tranh rộng, xem xét, cân nhắc giãn nợ cho doanh nghiệp; cho phép đổi tài sản như một sự "lùi lại" để tạo điều kiện cho việc khơi thông dòng vốn trên thị trường, không thể chỉ nghĩ cho quyền lợi của riêng mình.

Tương tự, ở phía doanh nghiệp, ông Nam cho rằng, doanh nghiệp kinh doanh trong bối cảnh hiện nay không thể đòi hỏi vẫn có lợi nhuận như trong điều kiện bình thường. "Trước đó Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã dẫn chứng, có những doanh nghiệp cùng lúc triển khai hàng chục dự án bất động sản, sử dụng đòn bẩy tài chính, vốn vay ngân hàng và huy động một lượng trái phiếu rất lớn. Đi cùng với đó là rủi ro cao, doanh nghiệp phải chấp nhận cơ cấu lại tài sản và doanh mục đầu tư".

Về phía các ngân hàng, vị lãnh đạo này cho rằng, các ngân hàng cần có sự tích cực hơn để khơi thông dòng vốn cho thị trường, cân nhắc việc hỗ trợ về thời hạn trả nợ, phân loại nợ, chuyển nhóm nợ cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng cần thực hiện nhanh, quyết liệt hơn nữa để đảm bảo củng cố niềm tin nhà đầu tư. Qua đó, nhà đầu tư sẽ dần dần hồi phục niềm tin và trở lại thị trường, ông Nam chia sẻ.

Mở đường sống cho doanh nghiệp bất động sản

Mở đường sống cho doanh nghiệp bất động sản

Bất động sản -  1 năm
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản được giãn, hoãn nợ các khoản vay, giãn thời hạn bàn giao dự án đúng tiến độ là cách duy nhất giúp các doanh nghiệp có thể "sống sót" qua giai đoạn thị trường hiện nay khi tất cả các bài toán dòng tiền đều đang ách tắc.
Mở đường sống cho doanh nghiệp bất động sản

Mở đường sống cho doanh nghiệp bất động sản

Bất động sản -  1 năm
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản được giãn, hoãn nợ các khoản vay, giãn thời hạn bàn giao dự án đúng tiến độ là cách duy nhất giúp các doanh nghiệp có thể "sống sót" qua giai đoạn thị trường hiện nay khi tất cả các bài toán dòng tiền đều đang ách tắc.
Vẫn u ám bức tranh bất động sản nghỉ dưỡng 2023

Vẫn u ám bức tranh bất động sản nghỉ dưỡng 2023

Bất động sản -  1 năm

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang đứng trước những thách thức rất lớn do sự phục hồi chậm của ngành du lịch, nguồn cung quá lớn và thiếu các dòng sản phẩm phù hợp.

Làn sóng vỡ nợ bất động sản tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Làn sóng vỡ nợ bất động sản tại Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Bất động sản -  1 năm

Diễn biến của thị trường bất động sản Trung Quốc là bài học đắt giá để Việt Nam đưa ra các biện pháp kịp thời, tránh sự đổ vỡ hàng loạt trên thị trường bất động sản.

Bất động sản sẽ gặp khó trong bao lâu?

Bất động sản sẽ gặp khó trong bao lâu?

Bất động sản -  1 năm

Từ nay đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản được dự báo sẽ tiếp tục đối diện nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả giai đoạn hiện nay.

Bất động sản 'trong nguy có cơ'

Bất động sản "trong nguy có cơ"

Bất động sản -  1 năm

Theo đại diện của VNDirect, trải qua giai đoạn khó khăn, thị trường bất động sản hồi phục rất nhanh chóng, các chu kỳ đã qua cho thấy, các phân khúc nhà trung cấp, bình dân, nhà ở xã hội, đất nền và nhà liền kề sẽ hồi phục trước tiên.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  50 phút

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  1 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  2 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  4 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.