Giải quyết tranh chấp thương mại thông minh bằng phương thức trọng tài

Quỳnh Như Thứ ba, 13/03/2018 - 07:12

Có rất nhiều phương thức cho các doanh nghiệp sử dụng khi xảy ra tranh chấp với đối tác trong kinh doanh, nhưng theo nhiều luật sư, phương thức trọng tài là tiện lợi và thông minh nhất.

Luật sư Phạm Ngọc Hưng.

Tranh chấp là điều không ai mong muốn khi hoạt động thương mại. Thế nên, để đề phòng bất trắc, các doanh nghiệp nên có những điều khoản rõ ràng cho mọi trường hợp và ghi thẳng vào hợp đồng.

Theo các luật sư gạo cội, cách thông minh nhất là cùng nhau giải quyết vấn đề tranh chấp tại các trung tâm trọng tài ở Việt Nam.

"Lúc có vi phạm hợp đồng, ví dụ như trả tiền không đúng thời hạn. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ có 4 phương thức để giải quyết: đầu tiên là thương lượng trực tiếp với nhau, thứ hai là có thêm trung gian hòa giải, thứ ba là cậy nhờ các trung tâm trọng tài và thứ tư là đưa nhau ra tòa", Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM – Huba, cho biết.

Có thêm trung gian hòa giải, tức hai bên ngồi lại với nhau để bàn luận phương cách giải quyết, có người làm chứng. Nếu sau khi ký kết, có bên không thực hiện thỏa thuận cuối cùng, sẽ có người đứng ra giải quyết vấn đề.

Thường thì sau khi phương thức đơn giản là đối thoại trực tiếp không thành công, doanh nghiệp thường đưa nhau ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Trong khi, ra tòa nhiều khi rất phức tạp. Trong luật, chỉ có xử hai cấp, nhưng thực tế không thế, nhiều vụ tranh chấp phải qua rất nhiều cấp, rất tốn thời gian và tiền bạc.

Trong khi phương thức trọng tài chỉ xử có một lần và có hiệu lực ngay lập tức. Các trung tâm trọng tài cũng không "hoạch họe" hay quan cách như tòa án. Ngay sau khi có kết quả sẽ đưa tới trung tâm thi hành án, thỏa thuận cuối cùng sẽ được thi hành ngay.

Tuy nhiên, muốn sử dụng phương cách thông minh và hiện đại này, các doanh nghiệp phải ghi rõ trong hợp đồng: Khi xảy ra tranh chấp, sẽ đến trung tâm trọng tài… để giải quyết.

"Trong các hợp đồng thương mại quốc tế, phần lớn các đối tác nước ngoài thường chọn các trung tâm trọng tài ở Singapore. Tuy nhiên, việc cử một trọng tài - luật sư giỏi tiếng Anh để qua Singapore thụ lý vụ việc không phải là đơn giản. Thế nên, nếu có thể, các doanh nghiệp Việt nên thuyết phục đối tác chọn trung tâm trọng tài ở Việt Nam", ông Phạm Ngọc Hưng khuyên.

Ông Hưng kể thêm, các doanh nghiệp nước ngoài thường hay gài điều kiện có lợi cho họ, nên có lần, ông phải cãi nhau với họ tới 2 ngày chỉ để đàm phán chuyện dùng trọng tài ở đâu. Hoặc có lần, ông phải xử cho hợp đồng vô hiệu, vì như thế thân chủ của ông còn tổn thất ít hơn là qua Singapore giải quyết.

SO SÁNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT GIỮA HAI PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI - TÒA ÁN

Vấn đềTrọng tàiTòa án
Thủ tục và thời gianthỏa thuận  do tòa quy định
Địa điểmtùy chọn tại tòa án
Ngôn ngữcác bên chọn tiếng Việt
Luật áp dụngcác bên chọn luật Việt Nam
Người giải quyết tranh chấpcác bên tự chọn trọng tài viên có trong hoặc ngoài danh sách của các trung tâm tòa chỉ định thẩm phán thụ lý
Nguyên tắc tố tụngkhông công khai, bảo mật công khai về hình thức lẫn nội dung
Hiệu lựcchung thẩm nhiều cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm…

"Phương thức trọng tài có thủ tục đơn giản, nhanh chóng và thân thiện. Tuy nhiên, các bên cũng phải trình cho trung tâm và các trọng tài bằng chứng, hồ sơ và nhân chứng rõ ràng. Còn ở tranh chấp quốc tế, chỉ cần hiểu được tập quán của nước đối tác, chúng ta sẽ giải quyết được nhiều vấn đề", ông Vũ Trọng Khang,  Phó chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại TP. HCM – Tracent, nói.

Quy trình tố tụng của Tracent: sau khi nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện lên trung tâm trọng tài, nộp phí tạm ứng và chọn trọng tài viên, Trung tâm bắt đầu tố tụng trọng tài khi nguyên đơn nộp tạm ứng phí trọng tài. Đồng thời, bị đơn sẽ được Trung tâm thông báo rằng họ bị khởi kiện, bị đơn có thể gửi bản tự vệ và chọn trọng tài viên của mình. Tiếp nữa, hai trọng tài viên của hai bên sẽ bầu ra một vị chủ tịch trọng tài.

Khi đó, Hội đồng trọng tài sẽ gồm 3 thành viên và họ gửi hồ sơ các bên cho nhau. Chú ý: sau 30 ngày kể từ ngày nhận tài liệu từ Trung tâm mà bị đơn không có bất cứ phản hồi nào, thì Trung tâm sẽ chỉ định trọng tài viên để giải quyết tranh chấp trong vòng 7 ngày. 

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  50 phút

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  1 giờ

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  2 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  2 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  2 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.