Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Chống thấm là lĩnh vực còn mới mẻ với số đông nhưng lại là công đoạn đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên cấp thiết trong kỹ xây dựng hiện đại. Khi thi công, nhiều đơn vị thường chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề chống thấm cho công trình, dẫn đến việc thấm dột dần trở thành vấn nạn của ngành xây dựng.
Tình trạng thấm dột là bài toán nan giải với ngành xây dựng, khi không chỉ xảy ra ở những công trình đã sử dụng lâu năm mà cả những công trình mới được hoàn thiện đưa vào sử dụng không lâu; không chỉ ở các công trình nhỏ như nhà ở, mà cả các công trình dân dụng, công nghiệp có quy mô lớn.
Do đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là nắng ít, mưa nhiều. Đa số các thành phố lớn ở Việt Nam đều có vị trí tại châu thổ các con sông lớn và ven biển, địa chất thường là đất yếu, mực nước ngầm cao. Đơn cử như TP.HCM, có mức độ lún đất rất cao, 2-5cm ở khu vực quận 7 và Bình Thạnh. Việc nâng cao đường cũng làm cho nền nhà thấp hơn mặt đường ở một số nơi, cùng với áp lực nước ngầm sau các trận mưa lớn… khiến tình trạng thấm ngày càng gia tăng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thấm dột được một số tài liệu đưa ra là do: các mao lỗ trong vật liệu có đường kính khoảng 20-40 micromet gây thấm; biến đổi thời tiết gây rạn nứt; thi công không đảm bảo chất lượng…
Ông Đỗ Thành Tích, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tân Tín Thành (Intoc) - đơn vị chuyên sản xuất và thi công chất chống thấm cho biết: Tài liệu khảo sát của khoa kỹ thuật xây dựng trường Đại học Bách khoa TP.HCM đăng trên Tạp chí Xây dựng tháng 12/2016 cho thấy tỷ lệ các công trình xây dựng dưới 10 năm tại TP.HCM bị thấm là 84,35%, trong đó tỷ lệ thấm tầng hầm là 78,3%.
Ông Tích dẫn chứng một số công trình bị tình trạng thấm dột mà Intoc đã khảo sát và sửa chữa như: chùa Quán Sứ ở Hà Nội, hầm kiểm tra xe của nhà máy lắp ráp xe hơi Ford Việt Nam ở tỉnh Hải Dương; hồ bơi lớn tầng 5 khách sạn Rex, TP.HCM; tầng hầm trung tâm thương mại Giga Mall, Thủ Đức…
Không có tiêu chuẩn và trường lớp dạy về chống thấm
Hiện nay, các nhà chuyên môn vẫn chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn bắt buộc về chống thấm như các loại vật liệu xây dựng khác, nên dù kiểm tra ở phòng thí nghiệm cho kết quả không thấm thì vẫn không thể chứng minh sản phẩm đó hiệu quả lâu dài trên thực tế.
Trong khi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2017/BXD của Bộ Xây dựng về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, kể từ ngày 1/1/2018 Bộ Xây dựng đã bỏ tiêu chuẩn bắt buộc (hợp quy) cho vật liệu chống thấm.
Mặt khác, các trường chuyên ngành xây dựng cũng không có giáo trình giảng dạy về chống thấm. Vì vậy, người tiêu dùng thiếu thông tin về thực trạng thấm trong và ngoài nước; không có giải pháp đồng bộ, phải đánh giá và chọn lựa sản phẩm dựa vào cảm tính.
Các chủ đầu tư thường đánh giá và chọn sản phẩm chống thấm theo các tiêu chí như: dựa vào lý thuyết; chọn sản phẩm ngoại; chọn sản phẩm được sử dụng cho nhiều công trình quy mô lớn; chọn sản phẩm có cam kết bảo hành lâu dài. Nhưng, điều quan trọng là không có lập luận khoa học nào để bảo đảm giải pháp được chọn là hiệu quả lâu dài.
Thực tế, ở cùng một hạng mục công trình nhưng mỗi nhà tư vấn thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu lại chọn sản phẩm, giải pháp chống thấm hoàn toàn khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Các kiến trúc sư trong ngành thường chọn giải pháp chống thấm ngoại, nhưng trong một số trường hợp tình trạng thấm ngày càng phổ biến.
Một số đơn vị vẫn sử dụng các phương pháp chống thấm truyền thống như: dùng xi măng, lưới thép, các vật liệu có tính cứng, không đàn hồi... các phương pháp này đều không hiệu quả, không phù hợp với khí hậu, địa chất… Và, đa phần các chủ đầu tư công trình chỉ thụ động sửa chữa sau khi xảy ra sự cố thấm dột.
Thêm một vấn đề bất cập nữa là chủ đầu tư thường giao phần chống thấm cho nhà thầu với mức giá khá thấp, nhà thầu lại ký hợp đồng với đơn vị thầu phụ chống thấm. Do áp lực cạnh tranh về giá và việc bảo hành thấm chỉ có trách nhiệm pháp lý sau một vài năm nên đa số các sản phẩm rẻ hơn sẽ được chọn.
Nhiều đơn vị chống thấm khi gặp sự cố thì đổ lỗi do nhiều lý do hoặc ‘bỏ của chạy lấy người’ bởi chỉ cần bỏ 5% tiền bảo hành theo quy định là ‘huề cả làng’… Đó là những lý do khiến tình trạng thấm dột ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Đối với các lĩnh vực khác, nếu có sai sót thì thường sửa chữa một vài lần là xong, nhưng có không ít công trình việc chống thấm phải làm đi làm lại rất nhiều lần, kéo dài nhiều tháng thậm chí nhiều năm mà vẫn không hiệu quả, có khi phải thay đổi cả thiết kế, cấu trúc của công trình, sau quá nhiều lần chống thấm không thành công cuối cùng phải lợp mái tôn cho sân thượng - là một ví dụ.
Cần thay đổi tư duy về chống thấm
Nhiều doanh nghiệp khi chọn lựa sản phẩm hoặc tìm kiếm đơn vị thi công chống thấm, trong hồ sơ năng lực họ chỉ quan tâm là quy mô thi công, diện tích, doanh số, giá thành… chứ không quan tâm đến hiệu quả chống thấm sau 10-20 năm.
Ông Tích cho rằng đây là ‘sơ hở chết người’, bởi sẽ không có vấn đề gì nếu các mẫu yêu cầu hồ sơ năng lực như trên áp dụng cho các gói thầu: xây dựng phần thô, hoàn thiện nội thất, điện nước, sơn nước… vì các gói thầu này sau khi nghiệm thu thì tỷ lệ ổn định trên 90%. Chống thấm thì hoàn toàn ngược lại, tỷ lệ thất bại sau một thời gian sử dụng tới 80 - 90%.
“Chúng ta đang đem cách ứng xử bình thường áp dụng cho một đối tượng bất thường như chống thấm”, ông Tích nói. Điều mà nhà đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu cần quan tâm là hiệu quả chống thấm thực tế sau 10-20 năm thì lại bị phớt lờ. Hậu quả là sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng lại được ưu tiên xét chọn vì doanh số lớn, diện tích thi công khủng.
Mặt khác, nhiều người đánh giá vai trò của thi công quan trọng hơn việc chọn sản phẩm chống thấm chất lượng. Tuy nhiên, đại diện Intoc lại cho rằng, việc chọn đúng sản phẩm chống thấm chất lượng là quan trọng nhất, quyết định trên 90% thành công chất lượng chống thấm của công trình.
Vấn đề đặt ra là làm sao nhận biết được vật liệu chống thấm nào có chất lượng thực sự; làm sao chọn được các đơn vị thi công chống thấm có trình độ, có uy tín; làm sao để phối hợp đồng bộ các giải pháp; và làm sao để chủ động chống thấm?
Ông Tích đưa gia lời khuyên với nguyên tắc 4-1 cho các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu để hạn chế tối đa rủi ro về thấm, đó là:
4 ĐỪNG: đừng tin nhiều vào lý thuyết chống thấm; đừng cho rằng chống thấm ngoại thì phải tốt; đừng cho rằng sản phẩm đã được sử dụng hàng loạt các công trình lớn thì bảo đảm chất lượng; đừng tin nhiều vào hứa hẹn bảo hành.
Và 1 NÊN - nên lựa chọn những sản phẩm nào đã chứng minh được hiệu quả tại nhiều công trình thực tế ít nhất 10-20 năm trở lên (kiểm chứng bằng cách khảo sát thực tế hoặc xác nhận của các chuyên gia, khách hàng uy tín).
Ông Tích kết luận, các chủ đầu tư có thể chọn bất cứ sản phẩm nào cũng được nhưng điều quan trọng là vật liệu chống thấm đó phải chứng minh được bền theo thời gian, đã được nhiều công trình sử dụng hiệu quả ít nhất 10-20 năm.
Ông Tích cũng khuyến nghị các kiến trúc sư khi thiết kế những chi tiết cấu tạo chống thấm như: sàn mái, máng nước, nhà vệ sinh, hồ bơi, tầng hầm… để chống thấm đảm bảo thì lớp chống thấm tốt nhất là lớp chống thấm liên kết chặt chẽ với lớp bê tông, và có cùng hệ co giãn với lớp bê tông.
Mặt khác, nếu công trình bị thấm do lỗi thi công thì phải đảm bảo xác định đúng vị trí thấm để xử lý cục bộ.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Việc phân quyền mới của Bộ Nông nghiệp và môi trường không chỉ là phân bổ trách nhiệm mà còn đặt nền móng cho một tư duy quản lý mới – linh hoạt, hiệu quả nhưng không buông lỏng kiểm soát.
Tôn Đông Á kỳ vọng vượt qua những biến động nhờ chiến lược xoay trục về thị trường nội địa, kết hợp với tái cấu trúc chuỗi cung ứng và đầu tư dài hạn.
Tháng 6/2025, khách hàng sở hữu xe Peugeot sẽ được hưởng ưu đãi lên đến 121 triệu đồng cùng gói quà tặng bảo dưỡng miễn phí cho các mẫu xe New Peugeot 2008, Peugeot 2008 Allure, Peugeot 3008, 5008 và 408.
Với một thương hiệu không trực tiếp sản xuất thuốc như Long Châu, trải nghiệm khách hàng không chỉ là ưu tiên mà là còn được xem là chiến lược sống còn.
Đường bay TP.HCM – Copenhagen sẽ được khai thác ba chuyến mỗi tuần bằng dòng máy bay thân rộng hiện đại Boeing 787-9 Dreamliner.
Giá vàng hôm nay 16/6 tăng tiếp 200-700 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Dự báo giá vàng tuần này phần lớn đều nghiêng về tăng.
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.