Diễn đàn quản trị
Góc nhìn pháp lý trong khai thác bản quyền hình ảnh nhìn từ bảng giá thủ môn Bùi Tiến Dũng
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể về quyền khai thác hình ảnh cá nhân để hạn chế các tranh chấp giữa người nổi tiếng với đơn vị quản lý.

Chưa có quy định cụ thể trong luật
Sau chiến tích thần kỳ tại giải đấu U23 châu Á 2018, thủ môn U23 Việt Nam Bùi Tiến Dũng đã ngay lập tức vướng vào lùm xùm liên quan đến việc tranh chấp khai thác bản quyền hình hảnh.
Theo đó, CLB FLC Thanh Hoá đã doạ kiện một công ty truyền thông khi tung ra bảng giá kinh doanh hình ảnh của Bùi Tiến Dũng khi chưa được cho phép của tổ chức này.
Bảng giá mà đơn vị này đưa ra áp dụng từ 1/2/2018 với giá một status trên facebook của Bùi Tiến Dũng là 2.500 USD, một lần livestream là 5.500 USD. Cát xê dự sự kiện của chàng thủ thành ở khoảng 10.000 USD (hơn 220 triệu đồng) cho một lần tham dự. Chụp ảnh check-in là 5.000 USD, tham gia chụp ảnh 10.000 USD và giá quay quảng cáo lên đến 50.000 USD.
Đặc biệt, nếu trở thành gương mặt đại diện cho một ngành hàng thì mức thù lao được ấn định cho Bùi Tiến Dũng lên tới hơn 123.000 USD, tương đương hơn 2,7 tỷ đồng. Đây quả thưc là số tiền mà ngay cả những ngôi sao đình đám của giới showbiz cũng phải mơ ước.
Cùng với sức nóng của Bùi Tiến Dũng và các đồng đội của mình, thông tin về bảng giá của thủ môn này cũng "hot" không kém khi chỉ trong một thời gian ngắn, sự việc đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông đại chúng.
Cho đến thời điểm hiện tại, cuộc tranh cãi giữa CLB FLC Thanh Hoá và công ty truyền thông đã tạm lắng xuống khi ban quản lý đội bóng xứ Thanh đã không đưa sự việc lên đỉnh điểm là ra toà như lời công bố của họ trước đó.
Tuy nhiên, qua vụ việc, một vấn đề rất lớn đang đặt ra hiện nay là việc khai thác bản quyền hình ảnh của các cầu thủ nói riêng và người nổi tiếng nói chung cần phải quản lý như thế nào cho hợp lý.
Theo nhiều chuyên gia cho rằng, vụ việc của thủ môn Bùi Tiến Dũng như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách và cơ quan pháp luật. Đã đến lúc câu chuyện bản quyền hình ảnh của mỗi cá nhân cần phải được nhìn nhận một cách đúng luật để tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra.

Trước đó, trao đổi với TheLEADER về vụ việc của CLB FLC Thanh Hoá, Thủ môn Bùi Tiến Dũng và Công ty Truyền thông Orion Football Total, Luật sư Phạm Đức Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Phú Cường cho rằng, hiện nay các quy định pháp luật về quyền chuyển nhượng hình ảnh, thương hiệu cá nhân của các cầu thủ nói riêng hay người nổi tiếng nói riêng còn chưa rõ ràng.
Do đó, trong vụ việc giữa ba bên CLB FLC Thanh Hoá, Thủ môn Bùi Tiến Dũng và Công ty truyền thông, tính pháp lý hoàn toàn phụ thuộc vào bản hợp đồng được ký giữa các bên với nhau. Nếu CLB FLC Thanh Hoá đưa vụ việc ra toà án để xét xử, pháp luật sẽ căn cứ trên các bản bản hợp đồng này để quyết định, Luật sư Cường khẳng định.
Đồng quan điểm, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico cũng cho rằng, nếu như trên thế giới, các quy định về bản quyền hình ảnh của cá nhân đã được quy định rất rõ ràng thì tại Việt Nam phải đến thời gian gần đây mới bắt đầu đặt ra những quy định cho việc này.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật vẫn còn rất mơ hồ. Bộ luật Lao động hiện tại hoàn toàn không có đề cập gì đến quyền lợi của người lao động cũng như các thành viên trong CLB với cầu thủ về vấn đề hình ảnh.
Cũng theo bộ luật này, nếu coi các cầu thủ bóng đá như những người lao động thì các cơ quan, tổ chức không có bất cứ quyền gì để hạn chế quyền của người lao động. Luật không hạn chế họ ký hợp đồng bàn quyền thương hiệu với các công ty khác, trừ các CLB có cam kết, thoả thuận riêng với cầu thủ.
Chính vì vậy, hợp đồng giữa hai bên là căn cứ duy nhất để xác định thính pháp lý của vụ việc. Theo Luật sư Đức, đa số các liên đoàn bóng đá, CLB hiện nay đều tự đặt ra một số quy tắc ứng xử riêng cho mình.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là vì chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng, chưa có kinh nghiêm thực tế nên đa số các hợp đồng này còn sơ sài. Điều này dẫn đến việc dễ xảy ra tranh chấp.
Cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng về quyền khai thác hình ảnh
Từ câu chuyện của thủ môn Bùi Tiến Dũng, nhìn rộng ra là vấn đề bản quyền hình ảnh của Việt Nam. Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Việt Nam đã bước đầu đã có nhiều hợp đồng, cam kết thoả thuận, các công ty chuyên nghiệp đứng ra thực hiện việc khai thác quản lý các hình ảnh của các cá nhân, nhất là đối với những người nổi tiếng.
Tuy nhiên về số đông dư luận, kể cả các cơ quan báo chí, công ty hay một đơn vị bất kỳ khi in lịch hoặc quảng cáo về một sản phẩm nào đấy, họ vẫn thường lấy các hình ảnh đẹp của những người nổi tiếng để PR cho sản phẩm của minh.
Trong khi đó, dẫn quy định tại Điều 32, Bộ Luật Dân sự, vị luật sư này cho rằng, về nguyên tắc cá nhân có quyền quyết định toàn bộ đối với hành ảnh của mình. Các cá nhân, tổ chức khai thác hình ảnh sẽ phải trả tiền bản quyền hoặc có thoả thuận từ trước với người sở hữu hình ảnh.
Khi khai thác hình ảnh của người nổi tiếng theo hướng tích cực, đồng nghĩa với việc hình ảnh đó sẽ giúp các tổ chức, cá nhân lôi kéo được sự quan tâm của cộng đồng, từ đó có lợi cho sản xuất kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Do đó, người bị khai thác hình hành đương nhiên sẽ phải được chia sẻ lợi nhuận.
Số lợi nhuận từ việc khai thác hình hảnh này có thể thuộc về cá nhân người sở hữu hình ảnh đó hoặc phải chia cho công ty, đơn bị quản lý.
Theo Luật sư Đức, về lâu dài, các cơ quan pháp lý cần xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể để đảm bảo hạn chế các tranh chấp giữa người nổi tiếng với đơn vị quản lý trong tương lai.
Giữa các các cá nhân và cơ quan quản lý cần có các ràng buộc ngay từ đầu về việc khai thác hình ảnh để ký kết các thoả thuận, cam kết. Đồng thời, giúp người sở hữu hình ảnh có ý thức hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình, Chủ tịch Công ty Luật Basico nhận định.
Ngành tiếp thị thể thao Việt Nam đang 'đánh rơi' hàng tỷ đô la?
Tiếp thị thương hiệu qua thể thao: Bài học từ vụ bikini Vietjet và thủ môn Bùi Tiến Dũng
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn còn chủ quan trong việc quản lý hình ảnh thương hiệu của mình thông qua thể thao.
Vụ Vietjet dùng mẫu bikini đón U23 Việt Nam: Mảnh bikini trên tảng băng trôi
Vietjet đã tận dụng cơ hội để quảng bá giá trị của mình. Nhưng tiếc thay trong bối cảnh này, người tiêu dùng lại quan tâm đến giá trị khác với mối liên kết khác, thậm chí là trái ngược.
Xây dựng chiến lược công ty: Thuê tư vấn có đảm bảo thành công?
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp là cần thiết, song không phải doanh nghiệp nào sau khi thuê tư vấn cũng có thể thành công.
Lý Quí Trung, nhà sáng lập Phở 24: 'Tôi rất giỏi trong việc đóng cửa các nhà hàng'
Trong kinh doanh, thất bại đáng buồn, tuy nhiên, sau đó hãy đứng dậy đi tiếp, vì đó chỉ là một "game" trong cuộc đời của bạn chứ không phải cả cuộc đời, doanh nhân Lý Quí Trung chia sẻ.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.