Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư giao thông ở Việt Nam
Tập đoàn Cát Châu Bá (CGGC) của Trung Quốc mong muốn được tham gia vào các dự án đường cao tốc, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm của Việt Nam.
UBND TP. Hà Nội vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho áp dụng cơ chế đặc thù lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án giao thông khép kín đường vành đai 2,5 - 3,5 và 4 để giải quyết ùn tắc giao thông, với tổng mức đầu tư 66.620 tỷ đồng.
Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, các dự án trên nếu được đầu tư sẽ hoàn thiện, khép kín các đường vành đai: 2,5; 3,5 và 4, bảo đảm kết nối đồng bộ, nâng cao khả năng lưu thông và hạn chế ùn tắc giao thông cho nhiều khu vực trọng điểm của Thủ đô.
Cụ thể, dự án khép kín Vành đai 2,5 gồm các đoạn: từ cuối phố Trung Kính - Trần Duy Hưng với chiều dài 0,5km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.152 tỷ đồng; đoạn Ngụy Như Kom Tum - Nguyễn Trãi - Đầm Hồng có chiều dài 2,53km, tổng vốn đầu tư khoảng 2.601 tỷ đồng; đoạn từ khu đô thị mới Dịch Vọng - Dương Đình Nghệ dài 0,72km có tổng vốn đầu tư lên tới 928 tỷ đồng.
Tuyến Vành đai 3,5 được đề xuất xây dựng cầu Thượng Cát (bao gồm đường hai đầu cầu) với chiều dài 4,5km, dự kiến hoàn thành vào năm 2020; dự án xây dựng đoạn từ cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32 dài 3km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.594 tỷ đồng, đưa vào khai thác năm 2020. Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long bao gồm 3 tầng với cầu vượt và đảo xoay sẽ cần khoảng 2.555 tỷ đồng đầu tư và hoàn thành năm 2020. Dự án xây dựng đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 10,8km có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng.
Đối với đường Vành đai 4, Hà Nội tính toán đầu tư xây dựng dự án cầu Mễ Sở và đường dẫn 2 đầu cầu dài 4km, tổng vốn đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành năm 2020; dự án xây dựng cầu Hồng Hà và đường dẫn 2 đầu cầu dài 6km, vốn đầu tư khoảng 9.800 tỷ đồng; dự án giao thông từ cao tốc Hà Nội - Lào Cai (km3+650) đến QL32 (km9+500), từ QL 32 đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có quy mô đầu tư 34km, 4 nút giao khác mức liên thông cần khoảng 19.690 tỷ đồng.
Theo UBND TP. Hà Nội, các dự án trên nếu được đầu tư sẽ hoàn thiện, khép kín đường Vành đai 2,5, góp phần giảm ùn tắc cục bộ, kết nối các tuyến đường hướng tâm, phân bổ lưu lượng và giảm tải áp lực giao thông cho Vành đai 2 và Vành đai 3.
Đối với đường Vành đai 3,5, Hà Nội đề xuất xây dựng cầu Thượng Cát, dự kiến hoàn thành vào năm 2021; xây dựng đoạn cầu Thượng Cát - quốc lộ 5 kéo dài, dự kiến hoàn thành vào năm 2020; xây dựng đoạn cầu Thượng Cát - quốc lộ 32 dự kiến hoàn thành vào năm 2020...
Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho các công trình này đang là thách thức đối với ngân sách. Ngoài ra, nếu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư (theo Nghị định số 15/2015/NĐ - CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ) sẽ cần rất nhiều thủ tục.
Trình tự đầy đủ có thể khiến Hà Nội phải mất khoảng 700 ngày mới có thể hoàn thành và khởi công đối với mỗi công trình. Đó cũng là một trong những rào cản chính khiến nhà đầu tư đắn đo khi muốn rót vốn cho giao thông Hà Nội.
Nếu được phép áp dụng cơ chế đặc thù, lựa chọn nhà đầu tư một số dự án cấp thiết giải quyết ùn tắc giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP), thời gian thực hiện chuẩn bị đầu tư sẽ có thể giảm một nửa, còn khoảng 285 - 315 ngày.
Do đó, UBND TP. Hà Nội đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội hóa. Để hút vốn cho các dự án giao thông trên, Hà Nội đã dự kiến quỹ đất thanh toán đối ứng tại một số khu vực đã có chủ trương thực hiện đấu giá trên địa bàn quận Cầu Giấy, 32ha thuộc Khu đô thị Hồ Tây - Hà Nội, huyện Đông Anh, Gia Lâm hay các địa bàn lân cận nơi có dự án đi qua...
Ngoài ra, hiện nay, đã có nhiều nhà đầu tư trong nước đủ năng lực và quan tâm, đề xuất cho phép triển khai thực hiện các dự án nêu trên theo hình thức PPP, BT hoặc BOT.
Tập đoàn Cát Châu Bá (CGGC) của Trung Quốc mong muốn được tham gia vào các dự án đường cao tốc, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm của Việt Nam.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.