Doanh nghiệp
Hải Phát tạm hoãn kế hoạch cơ cấu nợ
Việc tạm dừng kế hoạch phát hành khiến Hải Phát phải tiếp tục “gồng gánh” các khoản lãi vay quanh mức 60 tỷ đồng mỗi quý.
Diễn biến thị trường chưa ủng hộ cùng biến động về nhân sự khiến các kế hoạch tái cơ cấu tài chính của Hải Phát vẫn chưa thể thực hiện thành công.
Công ty CP Đầu tư Hải Phát vừa thông qua nghị quyết tạm dừng kế hoạch triển khai đợt chào bán hơn 152 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu do tình tình thị trường không thuận lợi và để đảm bảo tính khả thi của đợt chào bán.
Trong tháng 6 trước đó, HĐQT công ty đã thông qua phương án phát hành thêm hơn 152 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1. Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần gấp đôi so với thị giá cổ phiếu HPX hiện tại 5.150 đồng/cổ phiếu sau phiên giao dịch ngày 20/9.
Mức chênh lệch giá quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân, được giới đầu tư nhận định, khiến đợt chào bán phải tạm dừng, đặc biệt trong bối
cảnh dòng tiền trên thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm gần đây.
Thêm nữa, đa số các cổ phiếu trong nhóm bất động sản như VHM (Vinhomes), DIG (Tập đoàn DIC), PDR (Phát Đạt)... đều ghi nhận sự sụt giảm về thị giá so với thời điểm đầu năm. Giá cổ phiếu HPX cũng đã giảm hơn 25% từ thời điểm công bố phương án đến hết phiên 20/09.
Theo kế hoạch, Hải Phát sẽ thu về hơn 1.520 tỷ đồng và giúp tăng vốn điều lệ lên hơn 4.562 tỷ đồng. Trong đó, công ty dự kiến sử dụng 1.410 tỷ đồng để thanh toán gốc và lãi trái phiếu và 110 tỷ đồng để trả gốc và lãi của khoản nợ vay tại Bảo Việt Bank trong nửa cuối năm nay.
Việc tạm dừng kế hoạch phát hành cũng khiến doanh nghiệp tiếp tục phải “gồng
gánh” các khoản lãi vay quanh mức 60 tỷ đồng hàng quý từ các khoản nợ có tổng giá
trị hơn 2.300 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng chỉ
quanh mức 15-30 tỷ đồng/quý trong năm nay.
Theo phương án phát hành, Hải Phát cho biết, trong trường
hợp thời gian triển khai đợt chào bán kéo dài hơn dự kiến, khiến công ty phải
huy động các nguồn vốn khác từ bên ngoài để thanh toán trước cho các nghĩa vụ đến
hạn của trái phiếu và ngân hàng theo kế hoạch, công ty sẽ sử dụng số tiền thực
tế thu được để thanh toán bù đắp cho các nguồn vốn từ bên ngoài mà đã huy động
để trả nợ.
Bên cạnh gánh nặng nợ vay, vấn đề tài chính lớn nhất của Hải Phát Invest vẫn nằm ở dòng tiền hoạt động, khi vốn bị “đọng” tại nhiều dự án và các hợp đồng kinh doanh.
Đáng chú ý, tổng cộng chi phí sản xuất dở dang của công ty là hơn 2.195 tỷ đồng còn các khoản phải thu, đặt cọc, tạm ứng ngắn hạn cũng duy trì trên 2.600 tỷ đồng trong nhiều quý vừa qua. Hai khoản mục này chiếm gần 75% tổng tài sản công ty.
Thêm nữa, các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty
liên doanh, liên kết và các đơn vị kinh doanh khác vẫn duy trì ở mức 518 tỷ đồng,
chiếm 26% tổng tài sản dài hạn, bao gồm khoản đầu tư gần 56 tỷ đồng vào Công ty
TNHH BT Hà Đông và 113,4 tỷ đồng vào Tổng công ty Xây dựng công trình giao
thông 5 (Cienco 5) đang trong quá trình hoàn tất chuyển nhượng.
Biến động nhân sự
Vào tháng 8 vừa qua, Phó tổng giám đốc Hải Phát, ông Nguyễn Mạnh Tiến đã có đơn xin từ nhiệm chỉ sau bốn tháng nhậm chức.
Trước đó, ngày 3/5, Hải Phát thông qua miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Đoàn Hoà Thuận do có đơn xin từ nhiệm, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Phương vào vị trí Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2024-2029.
Ngày 19/4, Hải Phát nhận được đơn từ nhiệm của hai thành
viên HĐQT là ông Vũ Hồng Sơn, ông Lã Quốc Đạt và thành viên Ban kiểm soát là
ông Bùi Đức Tuế với lý do từ nhiệm bận công việc cá nhân nên không thể đảm nhận
chức vụ.
Cũng trong giai đoạn này, nhóm cổ đông liên quan Công ty CP Đầu tư Toàn Tín Phát thông báo đã bán ra hơn 35,1 triệu cổ phiếu HPX, giảm sở hữu từ 16,54% về dưới 5% và chính thức không còn là cổ đông lớn tại Hải Phát.
Về tình hình kinh doanh nửa đầu năm 2024, doanh thu thuần của Hải Phát đạt 655 tỷ đồng, giảm 27%; lãi sau thuế 47 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Như vậy, công ty đã hoàn thành 23% kế hoạch doanh thu năm và 45% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Hải Phát Invest vẫn nặng gánh nợ nần
Hải Phát Invest quay lại sàn chứng khoán
Hơn 304 triệu cổ phiếu HPX sắp được giao dịch trở lại trên sàn HOSE do công ty đã khắc phục xong vi phạm về công bố thông tin.
Hải Phát Invest vẫn nặng gánh nợ nần
Dù kết quả kinh doanh vẫn đì đẹt, việc đẩy mạnh tái cấu trúc đã giúp Hải Phát Invest có thêm nguồn lực để "gồng gánh" qua giai đoạn khó khăn.
Novaland và Hải Phát bị từ chối gia hạn báo cáo kiểm toán
Theo UBCKNN, lý do đề nghị gia hạn mà các doanh nghiệp đưa ra đều không thuộc trường hợp bất khả kháng theo quy định.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.
Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD
Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.
Petrovietnam tăng tốc triển khai chuỗi dự án Lô B – Ô Môn
Petrovietnam vừa ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, tăng tốc hiện thực hóa chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn.
Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.