Leader talk

Hai yếu tố đảm bảo doanh nghiệp an toàn

Quỳnh Chi Thứ hai, 11/10/2021 - 17:27

Trong kế hoạch kinh doanh liên tục được xem là trọng tâm của vòng tròn khép kín với ba yếu tố ứng phó, phục hồi và phát triển thì đảm bảo an toàn nguồn lực lao động và an toàn về tài chính là hai thứ cần song hành.

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam

Sống trong bối cảnh bình thường mới là điều mà đa phần doanh nghiệp đang tính toán. Bình thường mới theo định nghĩa của bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam là mới về dịch vụ, mới về sản phẩm. Bình thường mới còn là làm những thứ bình thường theo cách mới.

Bà Thanh cho rằng, trong ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ phải cấu trúc lại để phát triển và kinh doanh hiệu quả trong điều kiện bình thường mới trước khi tiến tới sống cùng tất cả loại khủng hoảng.

Theo lãnh đạo Deloitte, cuộc khủng hoảng từ dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra một vòng tròn khép kín trong doanh nghiệp với ba yếu tố gồm: ứng phó, phục hồi và phát triển mà trọng tâm là một kế hoạch hoạt động kinh doanh liên tục trong bối cảnh bình thường mới.

Trong câu chuyện kế hoạch kinh doanh liên tục, ngay cả trước thời Covid-19, bà Thanh cho rằng, quản trị nguồn lực lao động phải gắn với quản trị an toàn tài chính. Bên cạnh nguồn lực kinh tế gắn với tài chính và thị trường luôn được doanh nghiệp coi trọng thì an toàn nguồn lực lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Bền vững là tất yếu

Những khảo sát của các tổ chức, hiệp hội gần đây cho thấy, vấn đề cấp thiết hiện nay là sự đứt gãy chuỗi cung ứng và nguồn lực lao động. Bối cảnh hiện nay thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi phương thức kinh doanh và cách thức quản trị thông qua việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để ứng phó với nguy cơ đứt gãy.

Khái niệm an toàn lao động cần được nhìn dưới lăng kính sâu hơn, rộng hơn trong bối cảnh Covid-19.

Bà Hà Thu Thanh

Chủ tịch Deloitte Việt Nam

Đáng chú ý, sự đứt gãy về nguồn lực lao động nằm trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động. 

Nếu quan hệ tốt sẽ có sự đồng hành, đồng lòng và tạo nên sự bền chắc. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là tan vỡ, thị trường sẽ “đứt”.

Lãnh đạo Deloitte từng nhận định, chưa bao giờ sự đồng lòng giữa nhân viên và lãnh đạo ở nhiều doanh nghiệp lại được thể hiện rõ nét như giai đoạn hiện nay.

An toàn nguồn lực lao động được bà Thanh nhìn từ ba khía cạnh. Một là an toàn về y tế và sức khoẻ với việc coi thẻ xanh vaccine là điều kiện cần, thực hiện 5K. Người lao động có sự an toàn về thân thể mới có thể ổn định tâm trí và tập trung cho công việc.

“Vượt lên nguồn vốn của chính doanh nghiệp thì nguồn vốn lao động chính là một nguồn lực của xã hội, đảm bảo nguồn vốn lao động là đảm bảo an sinh xã hội”, bà Thanh nói trong sự kiện Đảm bảo an toàn nguồn lực lao động – nền tảng của phát triển bền vững.

Thứ hai là đảm bảo an toàn pháp lý thông qua việc thiết lập quan hệ lao động một cách chính thống, bền vững, lâu dài thông qua hợp đồng lao động cũng như các chính sách khác cho nhân sự để họ yên tâm làm việc. Bên cạnh đó là tìm cách nâng cao hiệu suất của người lao động với những chính sách linh hoạt, cho người lao động tiếp cận cơ hội bình đẳng nơi làm việc…

Doanh nghiệp phải thay đổi từ tư duy quản lý theo thời gian sang tư duy hiệu quả. Bà Thanh cho biết, Deloitte tiên phong trong việc áp dụng chính sách làm việc linh hoạt với sự hỗ trợ của công nghệ.

Từ trước Covid-19, doanh nghiệp này đã áp dụng chính sách làm việc từ xa, tăng tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật, tự giác của nhân viên, đồng thời tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động.

Bà Thanh khẳng định, ngay trong mùa Covid, 100% nhân viên của Deloitte vẫn duy trì tốc độ và hiệu quả làm việc như trong giai đoạn bình thường.

Thứ ba là an toàn về môi trường làm việc, nơi người lao động được bảo vệ bằng các công cụ và đặc biệt là thông qua việc xây dựng một môi trường xanh, thân thiện. Đồng thời, đó cũng là một doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững với một văn hoá mạnh.

Văn hoá doanh nghiệp là thứ giữ chân người lao động ở lại hoặc trở về sau khi bị ‘văng’ ra chỗ khác vì tác động của dịch bệnh”, bà Thanh nói.

Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp cần coi văn hoá doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn nguồn lực lao động, từ đó tiết kiệm được nhiều chi phí trong điều kiện tài chính của doanh nghiệp đang mỏng dần do ảnh hưởng của dịch bệnh.

“Khái niệm an toàn lao động trong bối cảnh Covid cần được nhìn dưới lăng kính sâu hơn, rộng hơn”, lãnh đạo Deloitte nói.

Nền tảng cho lực lượng lao động hậu Covid-19

Về nguồn lực tài chính, doanh nghiệp cần tối ưu chi phí thay vì cắt chi phí. Có rất nhiều thứ trong lúc thiếu tiền vẫn phải chi nhưng có những thứ dù chỉ một đồng cũng không chi. Tối ưu chi phí phải gắn với mục tiêu ngắn hạn cho tới trung hạn, phải có một chiến lược rõ ràng để đảm bảo kinh doanh liên tục.

Doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế giám sát tài chính trở thành một quy trình để có thêm nguồn lực thay vì chỉ xem là quản trị tiền vì việc cân đối dòng tiền liên quan trực tiếp tới tối ưu chi phí và minh bạch tài chính.

"Để kinh doanh liên tục thì cần nhiều yếu tố, nhưng hiện nay cần tập trung vào hai nguồn lực lớn là tài chính và con người với nền tảng “muốn làm gì thì làm, phải bền và vững”. Vaccine cho doanh nghiệp phải đi từ trong ra, hệ thống miễn dịch sinh ra nhờ hệ thống quản trị tốt, tư tưởng tốt của nhà lãnh đạo", Chủ tịch Deloitte Việt Nam nói.

Theo bà Thanh, nếu ví một doanh nghiệp kiên cường là một doanh nghiệp phát triển bền vững thì lãnh đạo kiên tâm sẽ được coi như một lãnh đạo bền lòng. Điều này giúp doanh nghiệp có khả năng ứng phó vững và phục hồi cao gấp ba lần so với doanh nghiệp bình thường khác. 

Nhận diện bức tranh kinh tế Việt Nam sau Covid-19

Nhận diện bức tranh kinh tế Việt Nam sau Covid-19

Leader talk -  3 năm
Bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ đi kèm với những cơ hội.
Nhận diện bức tranh kinh tế Việt Nam sau Covid-19

Nhận diện bức tranh kinh tế Việt Nam sau Covid-19

Leader talk -  3 năm
Bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ đi kèm với những cơ hội.
7 yếu tố kiến tạo doanh nghiệp kiên cường giữa khủng hoảng

7 yếu tố kiến tạo doanh nghiệp kiên cường giữa khủng hoảng

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng tăng trưởng và công nghệ là hai trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các tổ chức có khả năng phục hồi cao hậu khủng hoảng Covid-19.

Bí quyết kinh doanh liêm chính và quản trị hiệu quả thời khủng hoảng

Bí quyết kinh doanh liêm chính và quản trị hiệu quả thời khủng hoảng

Leader talk -  3 năm

Nguyên tắc các nhà lãnh đạo cần theo đuổi để đảm bảo quản trị kinh doanh hiệu quả trong thời kỳ Covid-19 chính là đảm bảo công bằng đối với tất cả các bên liên quan.

6 bài học xử lý khủng hoảng truyền thông của ông chủ Pizza Home

6 bài học xử lý khủng hoảng truyền thông của ông chủ Pizza Home

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Người có thể kiểm soát được khủng hoảng truyền thông là người có khả năng bình tĩnh để nhìn nhận thấu đáo vấn đề và hành động nhanh chóng, kịp thời. Đồng thời, yếu tố may mắn cũng hết sức quan trọng.

'Chốt deal' với nhà đầu tư mùa khủng hoảng

'Chốt deal' với nhà đầu tư mùa khủng hoảng

Khởi nghiệp -  4 năm

Năng lực của startup và đặc biệt là nhà sáng lập sẽ được bộc lộ rõ nét qua những thời điểm khó khăn nhất.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  19 giờ

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Leader talk -  1 ngày

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  4 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  4 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  5 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện

Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.

Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Bất động sản -  13 giờ

Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.

Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục

Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  17 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  18 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  19 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.