Hoàn thiện chính sách, chế tài hình sự xử lý vi phạm về môi trường
Minh Anh
Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00
Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường quản lý và thực hiện nhiều giải pháp về bảo vệ môi trường; kiên quyết thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên; rà soát các dự án thủy điện ở Tây Nguyên, không cấp phép các dự án thủy điện có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái...
Đây là quan điểm và chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ đối với các vấn đề môi trường được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trình bày sáng ngày 22/5 trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV.
Theo đó, Chính phủ tập trung rà soát các quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường; kiên quyết không cấp phép, dừng chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm cao; xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về môi trường. Chỉ đạo các ngành, các cấp kiên quyết xử lý tình trạng khai thác đá, cát sỏi trái phép. Môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung đã trở lại bình thường, sản xuất kinh doanh, khai thác thủy sản phục hồi, đã thu hút được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến rõ nét, cả đối với cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết, Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận tình hình ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi vẫn diễn biến phức tạp. Xử lý vi phạm về môi trường còn bất cập, chế tài chưa nghiêm. Tình trạng chặt phá rừng, khai thác khoáng sản, cát sỏi trái phép còn diễn ra tại nhiều địa bàn. Sạt lở bờ sông, ven biển xảy ra nghiêm trọng ở một số tỉnh ĐBSCL.
“Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách và chế tài hình sự liên quan đến các vi phạm về môi trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, giám sát thực thi pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và xử lý nghiêm vi phạm. Có giải pháp hiệu quả huy động nguồn lực xã hội để xử lý các vấn đề môi trường, nhất là xử lý chất thải, tái chế, phát triển xanh và năng lượng sạch”, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết.
Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng bộ tiêu chí và thực hiện việc xếp hạng chất lượng bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm các quy hoạch liên quan đến môi trường, trong đó có quy hoạch về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại. Tập trung cải thiện chất lượng và xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là các lưu vực sông, làng nghề, khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư tập trung ở nông thôn. Tăng cường quan trắc, giám sát môi trường, tài nguyên nước và tài nguyên, môi trường biển. Thực hiện nghiêm đóng cửa rừng tự nhiên và bảo vệ, phát triển rừng; kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản; không để lâm tặc, cát tặc tiếp diễn, lộng hành. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và năng lực của các cơ quan chức năng, cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ về bảo vệ môi trường.
“Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta ngày càng nhanh, Chính phủ chỉ đạo tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp cả trước mắt và lâu dài chủ động ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, nhất là ở Trung bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL; tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống ngập, từng bước khắc phục tình trạng ngập úng tại một số thành phố lớn”, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.
ĐBSCL là một trong số ít vùng trên thế giới có lợi thế đặc biệt về sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế biển, một trung tâm sản xuất hàng hóa lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.