Tiêu điểm
Hợp tác quốc tế để hiện thực hóa giấc mơ AI và bán dẫn
Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ tiên tiến, hướng tới tự làm chủ trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Việt Nam đang đứng trước một thời điểm then chốt trong quá trình chuyển mình trở thành một trung tâm công nghệ cao ở khu vực. Từ những cơ hội lớn trong ngành bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), đất nước này đang có cơ hội trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, Việt Nam cần một chiến lược bài bản, phối hợp chặt chẽ giữa các bên và đặc biệt là sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Câu chuyện thành công của các nền kinh tế như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao không phải ngẫu nhiên mà có. Họ không chỉ có nguồn nhân lực dồi dào, nền tảng khoa học vững chắc mà còn từ một chiến lược hợp tác quốc tế mạnh mẽ.
Chính vì thế, như Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) Vũ Quốc Huy chỉ rõ, để Việt Nam không bị bỏ lại phía sau, không thể thiếu sự kết hợp giữa nguồn lực trong nước và các đối tác toàn cầu.
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, ông Huy nhấn mạnh trong họp báo công bố Hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo và bán dẫn 2025 (AISC 2025), khẳng định rằng sự hợp tác là yếu tố quyết định trong việc phát triển các ngành công nghệ mũi nhọn như bán dẫn và AI.
Theo ông Christopher Nguyễn, nhà sáng lập Aitomatic, Việt Nam hiện nay đang ở giữa một bước ngoặt quan trọng, nơi có thể bước ra thế giới với một sản phẩm công nghệ tự chủ, thay vì phụ thuộc vào các bên trung gian. Điều này mang đến không chỉ cơ hội cho Việt Nam trong việc gia tăng sức cạnh tranh mà còn tạo ra một thị trường mới cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ông cho rằng hợp tác quốc tế có thể mất từ 5-20 năm mới mang lại giá trị, nhưng việc triển khai là cần thiết. Ông so sánh nền kinh tế như quá trình phát triển của con người: từ lao động giá rẻ, đến nhân viên lành nghề, và cuối cùng là tự làm chủ. Việt Nam hiện đang ở giai đoạn thứ hai, nơi các doanh nghiệp nước ngoài đóng vai trò cầu nối, giúp đưa các sản phẩm và giá trị của Việt Nam ra thế giới. Hợp tác quốc tế sẽ mở ra cơ hội để Việt Nam xuất khẩu trực tiếp, nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong năm 2024, doanh thu ngành bán dẫn Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, nhưng phần lớn lợi nhuận thuộc về các doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 11,6 tỷ USD và con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Để có thể tự mình làm chủ, Việt Nam phải có những chiến lược phát triển vững chắc, tăng cường năng lực nội tại và đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng.
Điều quan trọng là Việt Nam không chỉ có nguồn nhân lực dồi dào mà còn sở hữu một lợi thế đặc biệt: một môi trường đầu tư ổn định với chính sách minh bạch và mức chi phí sản xuất hợp lý. Chính những yếu tố này đang tạo ra một làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.
Thị trường bán dẫn toàn cầu đang có một đợt bùng nổ mới với nhu cầu về giải pháp điện toán AI ngày càng cao. Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm đến chiến lược, không chỉ về sản xuất mà còn về nghiên cứu và phát triển công nghệ.

Bên cạnh những lợi thế đó, thách thức vẫn còn rất lớn. Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một hệ sinh thái công nghệ hoàn chỉnh, từ giáo dục, nghiên cứu, phát triển đến sản xuất. Chỉ có sự liên kết mạnh mẽ giữa các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp công nghệ và các tổ chức quốc tế, Việt Nam mới có thể tạo ra những đột phá và thu hút được các nguồn đầu tư chất lượng.
Ông Huy cho rằng để phát triển công nghệ cao, mô hình thành công là đưa người Việt ra nước ngoài học hỏi và tích lũy kinh nghiệm rồi quay về khởi nghiệp hoặc đóng góp cho đất nước.
Bên cạnh đó, thu hút các tập đoàn công nghệ lớn sẽ kéo theo chuỗi cung ứng, tạo ra làn sóng đầu tư và sản xuất tại Việt Nam, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp, lao động và chuyên gia trong nước tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng trong AI và bán dẫn.
Việt Nam hiện đang sở hữu một cơ hội lớn để trở thành một trung tâm công nghệ không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Tuy nhiên, để không bỏ lỡ, đòi hỏi một chiến lược phát triển toàn diện và sự tham gia sâu rộng của các bên, từ Chính phủ, doanh nghiệp đến cộng đồng quốc tế.
Nếu có thể tận dụng được tất cả các yếu tố này, Việt Nam sẽ không chỉ nâng cao được năng lực cạnh tranh mà còn có thể đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, thúc đẩy nền kinh tế số và trở thành một biểu tượng mới của sự đổi mới sáng tạo trong khu vực và thế giới.
Ông Huy cho biết, để tận dụng cơ hội phát triển AI và bán dẫn, NIC đang triển khai các hoạt động thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt là nhân rộng mô hình hợp tác với Tập đoàn NVIDIA trong việc đặt trung tâm R&D về AI tại Việt Nam. Trong đó, AISC là một trong những sự kiện NIC đồng tổ chức để hiện thực hóa mục tiêu này.
Động lực mới hút đầu tư ngành bán dẫn
Hỗ trợ đến 50% chi phí đầu tư cho ‘đại bàng’ bán dẫn, AI
Đây là chính sách mới nhất dành cho các dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Công nghiệp bán dẫn hứa hẹn là cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên trở thành trung tâm công nghệ cao hàng đầu khu vực và thế giới.
4 bộ chung tay giải bài toán đào tạo nhân lực ngành bán dẫn
Chỉ thị số 43/CT-TTg đang đặt nền móng trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu các ngành công nghệ số.
112 dự án chậm tiến độ tại Quảng Nam
Phần lớn trong số 112 dự án chậm tiến độ triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng.
UBND TP. Huế và Vingroup ký hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND thành phố Huế và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
TP.HCM muốn thu hồi đất nhà nước giao, cho thuê nhưng bỏ trống
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM kiến nghị thu hồi đất đã được nhà nước giao, cho thuê nhưng để trống nhằm tránh lãng phí tài nguyên.
Rộng cửa cho doanh nghiệp nhà nước làm điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
Hai bệnh viện nghìn tỷ ở Hà Nam sẽ hoàn thành vào tháng 10/2025
Hai dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam được cam kết hoàn thành xây dựng vào tháng 8 và tháng 10 năm nay.
Hợp tác quốc tế để hiện thực hóa giấc mơ AI và bán dẫn
Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ tiên tiến, hướng tới tự làm chủ trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
WestLand hợp tác với Euro Holdings phân phối dự án Eco Retreat
Sự hợp tác giữa Westland và Euro Holdings thể hiện tính chuyên nghiệp, nhằm mang những sản phẩm bất động sản cao cấp đến tay khách hàng và nhà đầu tư.
Phú Mỹ tiến sâu vào thị trường Nhật Bản
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đón thêm đơn hàng xuất khẩu lớn sang Nhật Bản, qua đó khẳng định vị thế trên thị trường phân bón quốc tế.
Các ngân hàng Việt thiếu điều gì để vươn tầm khu vực?
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhà băng bắt đầu ghi dấu trên bản đồ xếp hạng ngân hàng toàn cầu. Tuy nhiên, ngân hàng Việt vẫn đứng trước bài toán hóc búa về chiến lược kinh doanh dài hạn.
Thủ tướng yêu cầu thanh tra các ngân hàng tăng lãi suất huy động
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24/2/2025 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.
VinFast tổ chức cuộc thi 'Sáng tạo chất riêng, độc bản cá tính' cho chủ xe VF 3
VinFast ngày 24/2 đã phát động cuộc thi “VF 3 - Sáng tạo chất riêng, độc bản cá tính” dành cho cộng đồng chủ xe VF 3 tại Việt Nam. Không chỉ cổ vũ cho những ý tưởng độc đáo, sáng tạo không giới hạn, cuộc thi còn tôn vinh tình yêu và sự gắn kết đặc biệt của người dùng Việt với mẫu xe quốc dân VF 3.
112 dự án chậm tiến độ tại Quảng Nam
Phần lớn trong số 112 dự án chậm tiến độ triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng.