Leader talk
Việt Nam sẵn sàng đón sóng công nghiệp bán dẫn
Công nghiệp bán dẫn hứa hẹn là cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên trở thành trung tâm công nghệ cao hàng đầu khu vực và thế giới.

Mới đây, thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và “ông trùm” bán dẫn toàn cầu NDIVIA được ký kết. Sự kiện này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá là “cú hích” giúp Việt Nam có được “bước nhảy vọt về công nghệ” trong thời gian tới.
“Sự kiện ký kết thỏa thuận với NDIVIA được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá rất cao về sự quyết tâm, hành động quyết liệt của lãnh đạo các cấp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, sáng ngày 14/12.
Công nghiệp bán dẫn mở ra tương lai mới
Chất bán dẫn là vật liệu có thể thay đổi trạng thái dẫn điện và cách điện trong các điều kiện khác nhau, được sử dụng để điều chỉnh dòng điện thông qua nhiệt độ, ánh sáng. Chất bán dẫn được dùng để sản xuất chip, cấu phần quan trọng cho các lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất thiết bị điện tử, công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật hay xe điện.
Chính vì vậy, ngành công nghiệp bán dẫn là ngành mũi nhọn, quyết định tương lai của nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, với giá trị thị trường ước đạt gần 600 tỷ USD trong năm nay.
Hòa chung xu thế, nhờ chính sách cởi mở, nguồn nhân lực chất lượng và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, Việt Nam hiện đã thu hút 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, Qualcomm và Google đang gia tăng đầu tư, mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Những quyết định đầu tư của các ông lớn toàn cầu không chỉ khẳng định vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực mà còn đặt nền móng cho tham vọng trở thành cường quốc công nghệ, công nghiệp bán dẫn tại châu Á.
“Việt Nam có thể trở thành trung tâm công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo nếu tận dụng tốt nguồn nhân lực và cơ hội hợp tác quốc tế,” Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Việc phát triển nguồn nhân lực là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp cùng các trường đại học hàng đầu và đối tác quốc tế để xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về vi mạch bán dẫn. Các phòng thí nghiệm hiện đại và các khóa học ngắn hạn đang được triển khai nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên.
Tuy nhiên, ngành bán dẫn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong khi hệ thống điện và năng lượng tái tạo của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cao của các tập đoàn công nghệ. Cạnh tranh từ các quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ cũng đặt ra áp lực lớn trong việc giữ chân các nhà đầu tư.
“Việc hợp tác với NVIDIA chỉ là khởi đầu. Việt Nam cần cải thiện tốc độ triển khai chính sách, nâng cao tính sẵn sàng của hạ tầng, và duy trì mối quan hệ bền vững với các tập đoàn lớn,” một chuyên gia nhận định.
Với quyết tâm cao từ các cấp lãnh đạo và sự phối hợp chặt chẽ giữa “Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp,” ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để bứt phá, trở thành trung tâm công nghệ lớn trong khu vực và trên thế giới.
Sớm có những mẫu chip bán dẫn từ Việt Nam ra thế giới
4 bộ chung tay giải bài toán đào tạo nhân lực ngành bán dẫn
Chỉ thị số 43/CT-TTg đang đặt nền móng trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu các ngành công nghệ số.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Chủ tịch FPT IS: AI và bán dẫn là cánh cửa cho người Việt trẻ
Chủ tịch FPT IS khẳng định, đây là cơ hội cho Việt Nam vươn lên đón đầu làn sóng công nghệ, sau những cường quốc bán dẫn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.