12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới
Chính phủ đưa ra 12 giải pháp trọng tâm như khắc phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư công và cải cách thủ tục hành chính.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam được đánh giá lạc quan hơn, nhưng rủi ro còn cao.
Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu của HSBC mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay lên mức 7% từ mức dự báo trước đó là 6,5%.
Lý do là nhờ kết quả tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng trong quý III/2024 và kỳ vọng sự phục hồi của Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn và mở rộng thêm ra các lĩnh vực trong những quý tới, HSBC cho biết trong báo cáo ngày 11/10.
Tuy vậy, với sự phục hồi vẫn diễn ra không đồng đều, tổ chức này dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách nới lỏng và giữ lãi suất chính sách ở mức 4,5% cho đến hết năm sau.
Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng UOB (Singapore) ngày 8/10 cũng đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay, từ 5,9% trong dự báo trước đó lên mức 6,4%, gần với mức cao nhất của mục tiêu đã được đề ra hồi đầu năm.
Dự báo tăng trưởng năm sau vẫn được duy trì ở mức 6,6%, phản ánh mức tăng sản lượng dự kiến vào đầu năm sau để bù đắp cho những tổn thất trước đó do cơn bão Yagi gây ra, cũng như tác động lan tỏa từ chính sách nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc.
Tương tự HSBC, UOB cũng dự đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,5% trong khi tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và các biện pháp hỗ trợ khác.
Ngân hàng Thế giới trong báo cáo mới nhất về khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cũng cho thấy sự lạc quan hơn với Việt Nam, khi nâng dự báo tăng trưởng kinh tế từ mức 5,5% trước đó lên 6,1% cho năm 2024.
Tuy vậy, điều đáng chú ý là phần lớn con số dự báo trên thấp hơn mức 7% dự kiến được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ chiều 7/10 vừa qua.
Một số rủi ro phía trước
Mặc dù cho thấy sự lạc quan, các tổ chức cũng chỉ ra một số rủi ro với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Theo UOB, Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Việt Nam trong tháng 9 vừa qua đã đảo chiều giảm mạnh, lần đầu tiên trong vùng suy giảm sau năm tháng liên tiếp mở rộng.
Diễn biến này đặt lưu ý về năng lực sản xuất và chuỗi cung ứng của đất nước, cũng như các ngành nông nghiệp và dịch vụ, trước sự gián đoạn từ cơn bão Yagi.
Những gián đoạn này có khả năng rõ ràng hơn trong giai đoạn tháng 10 – 11 và do đó, đà tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại trong quý IV này.
Với xuất khẩu – động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam, Công ty chứng khoán Vndirect lưu ý, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn có thể gây ra những đứt gãy trong chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó, có những tác động cả về mặt tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong đánh giá sau đợt tham vấn tại Việt Nam ngày 30/9 cho rằng, những rủi ro vẫn còn cao.
Xuất khẩu có thể yếu hơn nếu tăng trưởng toàn cầu không được như kỳ vọng, căng thẳng địa chính trị toàn cầu dai dẳng hoặc tranh chấp thương mại gia tăng.
Trong nước, với điều kiện tiền tệ nới lỏng, áp lực tỷ giá hối đoái kéo dài lâu hơn sẽ dẫn đến tác động truyền dẫn lớn hơn đến lạm phát.
IMF cho rằng những yếu kém kéo dài của các thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp có thể tác động mạnh hơn dự kiến đến khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, làm suy giảm sự ổn định tài chính.
Chính phủ đưa ra 12 giải pháp trọng tâm như khắc phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư công và cải cách thủ tục hành chính.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo tăng trưởng GDP năm nay có thể đạt và vượt 7%. Để đạt mục tiêu này, tăng trưởng quý IV cần dao động từ 7,6-8%.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ xuất khẩu yếu hơn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới có nguy cơ kéo dài.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.