Phát triển bền vững

Hướng đi cho nông nghiệp tuần hoàn

Kiều Mai Thứ năm, 11/07/2024 - 11:48

Nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Tuần hoàn nông nghiệp là tất yếu

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến mới đây đã nhấn mạnh, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là yêu cầu, xu hướng tất yếu. Đây chính là giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả nhằm triển khai các cam kết quốc tế, nhiệm vụ quốc gia và ngành về phát triển xanh và bền vững.

Tác động khí hậu, khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, dịch bệnh khiến các quốc gia phải thay đổi tư duy phát triển và sản xuất theo nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, ông Tiến phân tích tại hội nghị đối thoại chính sách về kinh tế tuần hoàn mới đây.

Đồng quan điểm, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, nhận định, kinh tế tuần hoàn ngày càng được ưa chuộng trong nông nghiệp vì nhiều lợi ích, trước hết vì các mục tiêu khí hậu.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và môi trường, sản xuất lúa gạo chiếm gần một nửa lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam và 75% tổng lượng phát thải khí methane.

Nguyên nhân chủ yếu là tưới tiêu, bón phân, sử dụng năng lượng không hiệu quả và quản lý không tốt phụ phẩm lúa gạo và chăn nuôi.

Theo đại diện UNDP, xét theo quy mô và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, bao gồm cả tác động môi trường, đóng góp vào khí thải nhà kính và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, việc tận dụng tiềm năng của các mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn là hoàn toàn hợp lý.

Hướng đi cho nông nghiệp tuần hoàn
Ước tính, rơm rạ từ sản xuất lúa gạo chiếm 52 triệu tấn, cho thấy tiềm năng tái chế lớn. Ảnh: Hoàng Anh

Bên cạnh đó, nông nghiệp tuần hoàn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế.

Nông nghiệp đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế, an ninh lương thực và sinh kế của Việt Nam. Giá trị gia tăng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng ấn tượng, kim ngạch xuất khẩu cũng đạt mức kỷ lục.

Tổng lượng phế, phụ phẩm nông nghiệp từ các loại cây trồng lương thực, công nghiệp tại Việt Nam ước tính đạt gần 100 triệu tấn mỗi năm, trong đó, riêng rơm rạ từ sản xuất lúa gạo chiếm 52 triệu tấn.

Con số này cho thấy được tiềm năng to lớn để tái chế hiệu quả các nguồn tài nguyên trong sản xuất lúa gạo, góp phần tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế như nhiên liệu sinh học, phân bón hữu cơ và nguyên liệu sinh khối.

Không chỉ vậy, nông nghiệp tuần hoàn còn giúp bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Ước tính, ngành chăn nuôi Việt Nam tạo ra  gần 72 triệu tấn chất thải rắn và hơn 76 triệu tấn chất thải lỏng mỗi năm. Nếu không được xử lý, những chất thải này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai, gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

Bên cạnh đó, việc đốt chất thải và phế phẩm nông nghiệp, đặc biệt vào mùa thu hoạch, càng làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí tại địa phương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương, trẻ em và người cao tuổi.

Bà Ramla Khalidi nhấn mạnh, thúc đẩy thu hồi tài nguyên từ chất thải nông nghiệp sẽ góp phần tái sử dụng, sản xuất nguyên liệu, protein, năng lượng và chất dinh dưỡng, đồng thời, tăng cường chất lượng thực phẩm và khả năng chống chịu của các hộ sản xuất nhỏ trước những tác động ngày càng tăng của khí hậu.

Các mô hình kinh tế tuần hoàn còn giúp cải thiện sức khỏe của hệ sinh thái bằng cách phục hồi đất và hạn chế rò rỉ phân bón tổng hợp ra nguồn nước.

Con đường cho nông nghiệp tuần hoàn

Để thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn, bà Ramla Khalidi đề xuất, trước hết, cần phải đẩy mạnh hợp tác với các đối tác để ưu tiên đánh giá và phổ biến rộng rãi các mô hình kinh tế tuần hoàn có tiềm năng, thân thiện với khí hậu và môi trường.

Điều này bao gồm việc đẩy mạnh hợp tác để xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế tuần hoàn, phân bổ nguồn lực hợp lý để chuyển đổi chất thải thành tài nguyên, đồng thời, tăng cường thu thập dữ liệu.

Bên cạnh đó, “tất cả chúng ta đều có thể đóng góp vào việc thúc đẩy việc xây dựng thị trường cho các sản phẩm kinh tế tuần hoàn”, bà phân tích.

Hướng đi cho nông nghiệp tuần hoàn 1
Nhận thức về sự cần thiết chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn hiện vẫn còn mơ hồ. Ảnh: Hoàng Anh

Đối với sản xuất nông nghiệp, có thể dựa vào khoa học, công nghệ và các thí điểm thành công đã có ở Việt Nam để thiết kế các hệ thống canh tác sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở cấp độ trang trại và dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng.

Quá trình này bao gồm sự tham gia của tất cả các bên như chế biến, vận chuyển, bán lẻ, qua đó, thúc đẩy sự cung ứng có trách nhiệm từ trang trại đến bàn ăn.

Về phần người tiêu dùng, cần triển khai hiệu quả các chiến dịch truyền thông và nâng cao nhận thức hiệu quả để khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Cuối cùng, bà Ramla Khalidi nhấn mạnh, cần có bước đột phá nhằm tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cho nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), giúp họ chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn thành công.

Hợp tác công – tư cũng là mô hình sẽ mang lại hiệu quả cho Việt Nam trong hành trình tiến tới nông nghiệp tuần hoàn, theo ông Nguyễn Đình Công, chuyên gia của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) về quản lý đất và hệ thống lương thực thực phẩm.

Trong đó, khu vực công sẽ có vai trò đảm bảo môi trường về chính sách, quy định và kinh doanh có tính hỗ trợ cho nông nghiệp tuần hoàn; giảm rủi ro và chi phí giao dịch, tạo dựng niềm tin giữa các bên trong các chuỗi giá trị nông sản.

Bên cạnh đó, khu vực này cũng sẽ cung cấp nghiên cứu, mô hình kinh tế tuần hoàn và dịch vụ khuyến nông; đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản.

Điều này sẽ giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo hiệu quả và bền vững.

Ông Công phân tích thêm, khu vực tư nhân sẽ tiếp cận thị trường, sản xuất hàng hóa, đầu tư vào cơ sở chế biến, kho bãi cũng như phối hợp theo các chuỗi giá trị.

Tuy vậy, quá trình này cũng không hề dễ dàng.

Theo Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, nhận thức về sự cần thiết chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn của người nông dân lẫn hợp tác xã, doanh nghiệp và người tiêu dùng còn mơ hồ, chưa đầy đủ.

Khung chính sách về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện, nằm rải rác ở các luật, nghị định khác nhau, thiếu hướng dẫn và thiếu quy định, tiêu chuẩn về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Cùng với đó, tỷ lệ thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo giá trị gia tăng còn thấp.

Ngoài ra, sự gắn kết giữa các tác nhân trong các mô hình kinh tế tuần hoàn còn yếu và chưa hình thành được hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn trong một lĩnh vực cụ thể, Viện nhấn mạnh. 

Nông nghiệp tuần hoàn từ rơm rạ

Nông nghiệp tuần hoàn từ rơm rạ

Phát triển bền vững -  2 tháng
Tái sử dụng rơm đem lại nhiều giá trị, giúp nâng cao thu nhập cho bà con nông dân so với phương pháp “đốt đồng” thông thường.
Nông nghiệp tuần hoàn từ rơm rạ

Nông nghiệp tuần hoàn từ rơm rạ

Phát triển bền vững -  2 tháng
Tái sử dụng rơm đem lại nhiều giá trị, giúp nâng cao thu nhập cho bà con nông dân so với phương pháp “đốt đồng” thông thường.
Hướng đi cho nền nông nghiệp ‘thuận thiên’

Hướng đi cho nền nông nghiệp ‘thuận thiên’

Phát triển bền vững -  3 tháng

“Thuận thiên” là giải pháp bền vững giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mekong Capital đầu tư 5 triệu USD vào startup nông nghiệp tái tạo

Mekong Capital đầu tư 5 triệu USD vào startup nông nghiệp tái tạo

Khởi nghiệp -  3 tháng

Thông qua lần rót vốn vào startup Husk, Mekong Capital kỳ vọng có thể đưa Việt Nam lên vị trí dẫn đầu trong việc giảm thiểu carbon trong các chuỗi giá trị nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp muốn vay 360 triệu USD trồng lúa chất lượng cao

Bộ Nông nghiệp muốn vay 360 triệu USD trồng lúa chất lượng cao

Tiêu điểm -  4 tháng

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dự kiến vay 360 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới để triển khai đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bền vững hóa, tạo tín chỉ carbon nông nghiệp từ góc nhìn doanh nghiệp

Bền vững hóa, tạo tín chỉ carbon nông nghiệp từ góc nhìn doanh nghiệp

Phát triển bền vững -  7 tháng

Trong khuôn khổ các nhóm đối tác công – tư ngành nông nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực giúp ngành nông nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hiệu quả, tạo ra những giá trị mới.

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Tiêu điểm -  2 giờ

Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh và gây nhiều thiệt hại. Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực cao nhất ứng phó với cơn bão lớn này.

Quản lý chung cư: Chạy đua với luật mới

Quản lý chung cư: Chạy đua với luật mới

Bất động sản -  7 giờ

Những thay đổi của Luật Nhà ở 2023 yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành chung cư phải nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết lập lộ trình thay đổi hợp lý trong công tác vận hành dự án.

VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc

VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc

Doanh nghiệp -  7 giờ

Việc bổ nhiệm người điều hành mới diễn ra trong bối cảnh công ty được coi là kỳ lân công nghệ của Việt Nam kinh doanh thua lỗ nửa đầu năm.

Thông đường sang Trung Quốc, xuất khẩu dừa băng qua ngưỡng 1 tỷ USD?

Thông đường sang Trung Quốc, xuất khẩu dừa băng qua ngưỡng 1 tỷ USD?

Phát triển bền vững -  8 giờ

Xuất khẩu dừa sang Trung Quốc phải đáp ứng được yêu cầu về diện tích vùng trồng tối thiểu cùng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Nông nghiệp lên phương án giảm sức tàn phá của bão Yagi

Nông nghiệp lên phương án giảm sức tàn phá của bão Yagi

Phát triển bền vững -  8 giờ

Ngành nông nghiệp đang triển khai các phương án chống bão số 3, bảo vệ lúa và hoa màu, nhưng thiệt hại vẫn khó lường do phụ thuộc vào diễn biến phức tạp của cơn bão.

Bão Yagi sắp đổ bộ Bắc Bộ, nhiều tỉnh cấm biển và dừng bay

Bão Yagi sắp đổ bộ Bắc Bộ, nhiều tỉnh cấm biển và dừng bay

Tiêu điểm -  19 giờ

Bão Yagi sắp đổ bộ Đông Bắc Bộ với sức gió mạnh, gây mưa lớn, ngập úng. Nhiều tỉnh đã cấm biển, dừng bay và sơ tán dân để ứng phó.

Chằng néo máy bay chống trú bão Yagi

Chằng néo máy bay chống trú bão Yagi

Ống kính -  20 giờ

Các máy bay đang khai thác và bảo dưỡng sửa chữa tại sân bay Nội Bài đã được kéo về khu vực an toàn và chằng néo theo đúng quy định an toàn hàng không.