Nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng mác 'công trình xanh' để kiếm lời
Để phát triển công trình xanh tại Việt Nam rất cần sự đồng thuận của cả xã hội, sự vào cuộc của chính quyền, doanh nghiệp và sự thay đổi tư duy của chính người dân.
IFC hỗ trợ các trường đại học đào tạo kỹ năng thiết kế công trình xanh cho sinh viên để thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam
Ở Việt Nam, công trình cao tầng chiếm một phần ba tổng năng lượng sử dụng hàng năm của quốc gia. Hơn nữa, với đường bờ biển dài và thấp, Việt Nam hiện là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, công trình xanh được nhìn nhận là một giải pháp bền vững nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển hạ tầng của quốc gia trong khi vẫn đảm bảo tăng trưởng carbon thấp và tạo ra việc làm.
Nằm trong khuôn khổ chương trình Thúc đẩy thị trường công trình xanh, từ năm 2019, IFC - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới đã phối hợp với trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh triển khai giảng dạy khóa học “Thiết kế nâng cao hiệu quả công trình”.
“Một phân tích của IFC ước tính rằng đến năm 2030, nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở xanh tại Việt Nam sẽ mang lại cơ hội đầu tư trị giá nhiều tỷ USD. Trong bối cảnh này, Việt Nam cần có các chuyên gia lành nghề để có thể tạo ra các thiết kế sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào cho biết.
“Chương trình đào tạo công trình xanh của IFC sẽ trang bị cho kiến trúc sư trẻ Việt Nam các kỹ năng cần thiết để dẫn đầu xu hướng đô thị hóa bền vững và thân thiện môi trường hơn", theo ông Kyle Kelhofer.
Do đó, IFC hôm nay đã tiếp tục ký thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Xây dựng và trường Đại học Bách khoa TP.HCM để giới thiệu chương trình đào tạo công trình xanh đến sinh viên Việt Nam.
Với các chủ đề đa dạng, chương trình đào tạo “Thiết kế nâng cao hiệu quả công trình” của IFC hướng dẫn sinh viên thiết kế kiến trúc sinh khí hậu kết hợp nâng cao hiệu quả tài nguyên.
Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Xuân Anh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng cho biết: “Trường Đại học Xây dựng bắt đầu triển khai các khóa học thiết kế xanh cho sinh viên từ năm 2017, nhưng tình trạng thiếu tài liệu giảng dạy và chuyển giao kiến thức toàn diện đã hạn chế hiệu quả của hoạt động này.
Với sự hỗ trợ của IFC, chương trình đào tạo này mang tới các kiến trúc sư tương lai nội dung được xây dựng theo chuẩn quốc tế và hiệu chỉnh phù hợp với điều kiện địa phương".
Nội dung cốt lõi của khóa học từ IFC được phát triển bởi ETH Zurich, một trường đại học hàng đầu của Thụy Sĩ, dưới sự hướng dẫn của ban chỉ đạo bao gồm các giáo sư từ nhiều trường đại học trên khắp thế giới như Indonesia, Philippines và Úc.
Ước tính, chương trình sẽ đào tạo kỹ năng thiết kế công trình xanh cho ít nhất 400 kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng trẻ gia nhập lực lượng lao động mỗi năm, qua đó thúc đẩy xu hướng xây dựng xanh tại Việt Nam.
“Điểm độc đáo của chương trình đào tạo này là sự kết nối giữa kiến thức và thực hành. Sinh viên sẽ được giới thiệu về ứng dụng EDGE – một phần mềm miễn phí cho phép người thiết kế lựa chọn các giải pháp xanh với mức chi phí phát sinh tương ứng cũng như thời gian hoàn vốn và khoản tiết kiệm được nhờ giảm chi phí vận hành cho bất kỳ dự án nào.
Đây sẽ là một công cụ hiệu quả để sinh viên thực hành thiết kế xanh khi bắt đầu vào nghề,” Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Trưởng khoa Kỹ thuật xây dựng, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Hợp tác với chính phủ Thụy Sĩ và Vương quốc Anh, trong sáu năm qua, IFC đã phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để giới thiệu EDGE – một hệ thống chứng chỉ công trình xanh tự nguyện cho các thị trường mới nổi.
Để phát triển công trình xanh tại Việt Nam rất cần sự đồng thuận của cả xã hội, sự vào cuộc của chính quyền, doanh nghiệp và sự thay đổi tư duy của chính người dân.
Ngày 24/12/2017, Tập đoàn Mitsubishi và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang (Phuc Khang Corporation) công bố hợp tác chiến lược và ký kết liên doanh. Dự án được xây dựng, quản lý vận hành theo tiêu chuẩn công trình xanh.
Công trình xanh có thực sự là xu hướng hay chủ đầu lợi dụng mác "xanh" để bán hàng, còn người sử dụng mới gánh chịu chi phí? Ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Capital House, chia sẻ thêm về những vấn đề phát triển công trình xanh tại Việt Nam.
Những giải pháp công trình xanh không những không đội giá lên quá cao mà còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí thi công xây dựng.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.