Khách sạn tại Việt Nam ngày càng có giá

Khánh Chi Thứ tư, 06/11/2019 - 09:02

Giá bán tài sản khách sạn tại Việt Nam hiện đang cao hơn so với mức vốn đầu tư dự trù của hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài.

Tỷ suất lợi nhuận các thương vụ mua bán khách sạn tại Việt Nam vào khoảng 7-8%

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu JLL, khối lượng giao dịch khách sạn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ tăng từ 25 đến 30% hàng năm với giá trị lên đến hơn 11 tỷ USD trong năm 2019.

“Mặc dù có môi trường kinh tế khá thận trọng và phụ thuộc nhiều vào tình hình chính trị, lãi suất trái phiếu có chiều hướng giảm, tuy nhiên, hiệu suất đầu tư khách sạn tại châu Á Thái Bình Dương lại khá hấp dẫn nhờ vào nhu cầu du lịch bùng nổ. 

Nhu cầu đầu tư phân khúc khách sạn trong năm nay đã được các quỹ đầu tư, các công ty phát triển bất động sản và nhà đầu tư trong nước đón nhận. Năm 2019 sẽ là năm giao dịch cao thứ ba trong thập kỷ qua. Đến nay, chỉ có năm 2017 và năm 2015 đã vượt qua ngưỡng 11 tỷ USD", ông Adam Bury, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn khách sạn của JLL cho biết.

Theo JLL, 9 tháng đầu năm 2019 đã chứng kiến khoản đầu tư khách sạn trị giá 7,8 tỷ USD trong khu vực. Chỉ riêng Nhật Bản với một loạt các sự kiện lớn như World Cup bóng bầu dục 2019, Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 và Hội nghị triển lãm quốc tế năm 2025, đã đạt gần 3 tỷ USD khối lượng giao dịch.

Ông Adam Bury dự báo, những yếu tố phát triển về du lịch này sẽ thúc đẩy nhu cầu về lưu trú, đặc biết đối với các nhà đầu tư đang tìm cách tận dụng làn sóng nhu cầu. Nhật Bản là thị trường có hiệu suất hoạt động khách sạn cao hàng đầu trong khu vực và dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 4 tỷ USD về khối lượng giao dịch trong năm nay.

Trên toàn khu vực, triển vọng thị trường khách sạn vẫn đang theo chiều hướng tích cực. Ở Trung Quốc, vì nhu cầu thuê văn phòng và thị trường bán lẻ sụt giảm đã khiến các nhà đầu tư chú ý tới phân khúc khách sạn, nơi hiệu quả giao dịch đã có dấu hiệu phục hồi.

Ở một số các nước khác trong khu vực như Singapore đã chứng kiến các giao dịch mang tính bước ngoặt trong năm nay. Vào tháng 9, JLL đã tư vấn cho Công ty OUE trong một thỏa thuận bán tòa nhà căn hộ khách sạn Oakwood Premier OUE Singapore cho một liên doanh Hồng Kông với giá trị 209 triệu USD. Gần đây nhất, JLL đã thành công trong việc thỏa thuận mua bán khách sạn Andaz Singapore trị giá 344 triệu USD. Đây giao dịch tài sản khách sạn lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử quốc đảo sư tử này.

Tại Việt Nam, JLL ghi nhận thị trường khá sôi động trong năm 2019. Một số giao dịch thành công nổi bật  trong năm nay bao gồm khu nghỉ dưỡng Ho Tram Grand Strip đã được bán cho quỹ đầu tư Warburg Pincus và tập đoàn Berjaya chuyển nhượng thành công 75% cổ phần của Công ty TPC Nghi Tam Village sở hữu khách sạn Intercontinental với trị giá hơn 53,4 triệu USD cho nhà đầu tư khách sạn trong nước là Công ty TNHH Phát triển du lịch khách sạn Hà Nội. 

Gần đây nhất, JLL cũng vừa tham gia tư vấn thành công một giao dịch khách sạn 5 sao khác tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).

Kinh doanh khách sạn khởi sắc

Lượng khách du lịch ngày càng tăng của Việt Nam và nền kinh tế tăng trưởng khiến cho thị trường khách sạn và khu nghỉ mát hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong khu vực quan tâm đến Việt Nam và biến nơi đây thành một trong những thị trường được nhắc đến nhiều nhất ở châu Á Thái Bình Dương.

Ngành công nghiệp phát triển kéo theo nhu cầu về khách sạn của các doanh nghiệp trên toàn quốc gia tăng, tiếp đó là việc miễn thị thực, việc giới thiệu các đường bay trực tiếp mới và những nỗ lực trong quảng bá hình ảnh đã thu hút nhiều du khách. Tương tự như những quốc gia khác ở Đông Nam Á, lượng du khách đến từ Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong năm ngoái.

Theo quan sát của JLL, tại Việt Nam, trong khi phần lớn các nhà đầu tư trong nước quan tâm phát triển khách sạn và khu nghỉ dưỡng từ các quỹ đất trống, thì các nhà đầu tư nước ngoài lại quan tâm đến các tài sản khách sạn đang được vận hành với dòng tiền có sẵn.

“Trên thực tế, giá bán tài sản khách sạn tại Việt Nam hiện đang cao hơn so với mức vốn đầu tư dự trù của hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các quốc gia có mức lãi suất vay nợ doanh nghiệp thấp từ 2 - 4% như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...", bà Võ Quốc Phương Trang, Giám đốc bộ phận tư vấn giao dịch khách sạn của JLL cho biết.

Theo bà Trang, tỷ suất lợi nhuận được ghi nhận sau các thương vụ thành công gần đây tại thị trường Việt Nam rơi vào khoảng 7 - 8%. Mức tỷ suất này hiện thấp hơn so với chi phí vay ở Việt Nam, đây cũng là lí do các nhà đầu tư trong nước lại tập trung vào việc phát triển tài sản khách sạn từ các quỹ đất trống, với mong muốn thu được lợi nhuận cao hơn so với việc đầu tư vào các tài sản hiện hữu.

Nhu cầu đầu tư khách sạn của các nhà đầu tư trong nước cũng đang lớn dần trong vài năm trở lại đây. Với lợi thế hiểu biết về mặt địa lý, kinh tế cũng như tinh hình chính trị trong nước, các nhà đầu tư trong nước sẵn sàng theo đuổi các thương vụ có giá trị giao dịch lớn, mang lại sự cạnh tranh khá khốc liệt với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Xét về thị trường mục tiêu, Hà Nội và TP. HCM dự kiến sẽ tiếp tục là hai thành phố được các nhà đầu tư ưu ái hàng đầu, tiếp sau đó là Đà Nẵng và Nha Trang vì dòng tiền từ việc khai thác khách sạn tại các trung tâm kinh tế sẽ mang lại hiệu suất cao hơn và ổn định hơn so với các khu nghỉ dưỡng và khách sạn ven biển.

Hiệu suất giao dịch khách sạn tại TP. HCM đang ở mức khá tốt với sự tăng trưởng tích cực cả về giá bán phòng trung bình hàng ngày (chỉ số ADR - 118USD) và mức doanh thu trên số phòng hiện có (chỉ số RevPAR - 81USD). Tỷ lệ lấp đầy đạt 68,8%, giảm 4,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Với nguồn cung tuơng lai năm 2020 được dự đoán sẽ hạn chế, hiệu suất toàn ngành được dự kiến sẽ tăng trưởng tích cực trong ngắn hạn và trung hạn.

Với nỗ lực chủ động ​​quảng bá du lịch, thị trường mục tiêu mới (Bắc Mỹ và Úc) và sự tăng trưởng tốt của nguồn cung khách sạn, Hà Nội được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng về lượng khách du lịch và hiệu suất giao dịch khách sạn ổn định trong ba năm tới. Tính đến tháng 8/2019, chỉ số ADR đạt 116USD và chỉ số RevPAR đạt 94USD. Tỷ lệ lấp đầy tăng trưởng 81,2% so với cùng kỳ.

Tại Đà Nẵng, chỉ số ADR giảm 13,2% nhưng vẫn ở mức 160USD và chỉ số RevPAR đạt 112USD. 

Nguồn cung khách sạn 5 sao đang tăng nhanh

Nguồn cung khách sạn 5 sao đang tăng nhanh

Tiêu điểm -  5 năm
Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch đang trên đà cải thiện nhưng phần lớn số lượng phòng nghỉ có tiêu chuẩn thấp.
Nguồn cung khách sạn 5 sao đang tăng nhanh

Nguồn cung khách sạn 5 sao đang tăng nhanh

Tiêu điểm -  5 năm
Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch đang trên đà cải thiện nhưng phần lớn số lượng phòng nghỉ có tiêu chuẩn thấp.
Khách sạn 5 sao cao nhất Quy Nhơn mang thương hiệu Pullman

Khách sạn 5 sao cao nhất Quy Nhơn mang thương hiệu Pullman

Bất động sản -  4 năm

Lễ ký kết hợp tác giữa tập đoàn quản lý, kinh doanh khách sạn Accor và TMS Group đã diễn ra vào ngày 21/10, qua đó khẳng định thương hiệu Pullman sẽ chính thức có mặt tại Bình Định, hứa hẹn sẽ là “cần tăng trưởng du lịch” của tỉnh trong thời gian không xa.

Mô hình nhượng quyền, cho thuê khách sạn tại Việt Nam lên ngôi

Mô hình nhượng quyền, cho thuê khách sạn tại Việt Nam lên ngôi

Khởi nghiệp -  4 năm

Khởi đầu với hơn 90 khách sạn nhượng quyền trải dài tại 6 tỉnh thành, OYO Hotels lên kế hoạch mở rông quy mô hoạt động kinh doanh lên tới 10 thành phố tại Việt Nam vào cuối năm 2020. Đi kèm với đó là cam kết đầu tư hơn 50 triệu USD vào Việt Nam trong những năm tới.

Nhân chuyện ở Mã Pì Lèng, xem thế giới dựng khách sạn giữa núi rừng ra sao

Nhân chuyện ở Mã Pì Lèng, xem thế giới dựng khách sạn giữa núi rừng ra sao

Ống kính -  4 năm

Có cả ngàn khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa trên thế giới cần giữ gìn và phát huy. Cũng có cả ngàn khách sạn, resort không cái nào giống cái nào nằm giữa những quần thể di sản đó. Có lẽ là không sao cả, chỉ cần hòa hợp. TheLEADER xin giới thiệu một vài trong số những công trình như vậy.

Giải mã sự xuất hiện của hàng loạt 'ông trùm' khách sạn thế giới tại Halong Marina

Giải mã sự xuất hiện của hàng loạt 'ông trùm' khách sạn thế giới tại Halong Marina

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Những thương hiệu quản lý khách sạn quốc tế hàng đầu như InterContinental Hotels Group (IHG), The Ascott, Centara Hotels & Resort thuộc Central Group… sẽ hội tụ tại đại đô thị Halong Marina.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  10 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  12 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".