Khai thác tiềm năng của người di cư

Kiều Mai Thứ năm, 26/09/2024 - 11:57

Công nhận và thực thi quyền của người di cư không chỉ là vấn đề công lý mà còn là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển tại các đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, thúc đẩy việc hình thành các vùng công nghiệp hóa cũng như các vùng nông nghiệp – nông thôn với nhiều khác biệt trong trình độ phát triển, nhưng cũng khiến tình trạng di cư lan rộng.

Kết quả khảo sát mới nhất, được thực hiện bởi Viện Phát triển bền vững và UNDP Việt Nam, cho thấy phần lớn người di cư chưa được hưởng an sinh xã hội phù hợp khi chủ yếu họ làm công việc giản đơn.

Nhiều người di cư sống trong các khu nhà trọ không đủ tiêu chuẩn, chật chội, ẩm mốc, không đủ đồ dùng cơ bản, và đặc biệt không đảm bảo tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ.

Đời sống tinh thần, tình cảm gia đình của người di cư bị chia cắt, nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội cần được quan tâm giải quyết, kết quả khảo sát của Viện Phát triển bền vững và UNDP Việt Nam, ghi nhận.

“Công nhận và thực thi quyền của người di cư không chỉ là vấn đề công lý mà còn là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững”, bà Sabina Stein, Trợ lý đại diện thường trú, Trưởng phòng Quản trị và tham gia của UNDP tại Việt Nam, cho biết tại tọa đàm về di cư nội địa ngày 24/9.

Việc thiết lập môi trường và thúc đẩy sự hòa nhập của người di cư với các cộng đồng địa phương nơi đến, cũng như xây dựng cầu nối thúc đẩy gắn kết xã hội và thịnh vượng cho mọi người, có thể khai thác được tiềm năng di cư.

Cơ hội học tập bình đẳng cho con em của người di cư tại các địa phương đến sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình hòa nhập. Giảm bớt khó khăn trong việc tiếp cận các thủ tục hành chính tại các tỉnh tiếp nhận cũng là cách thức cần thiết để hỗ trợ người di cư, đại diện UNDP khuyến nghị.

Về khái niệm, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển này, mang đến cơ hội tốt hơn về giáo dục, việc làm, thu nhập cũng như bù đắp thiếu hụt lao động tại các vùng công nghiệp, đô thị.

Khái niệm trên đúng với trường hợp Việt Nam, được củng cố thêm bởi tác động của biến đổi khí hậu, làm trầm trọng hơn tình trạng di cư tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là với khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.


Di cư mang đến đóng góp và cả thách thức cho các địa phương tiếp nhận. Ảnh: Hoàng Anh


PGS.TS Lê Quang Cảnh, Viện trưởng Viện Phát triển bền vững, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, cho rằng, di cư mang lại cả thách thức cho phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý ở các địa phương, đơn cử như biểu hiện quá tải tại Đồng bằng sông Hồng.

Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cư trú và quản lý lao động chưa chặt chẽ. Tuy hầu hết người di cư đều thực hiện khai báo tạm trú, đăng ký cư trú nhưng người di cư chưa hiểu rõ và phân biệt giữa đăng ký tạm trú và thông báo lưu trú.

Ngoài ra, chính sách ban hành và thực hiện ở cấp địa phương, cấp tỉnh còn có sự phân biệt giữa người thường trú và người tạm trú. Thậm chí, nhiều chính sách chỉ quan tâm đến đối tượng hỗ trợ là người thường trú, ông Cảnh cho hay.

Hiện nay, dòng người di cư tới hai vùng đồng bằng lớn nhất đang đối mặt với nhiều thách thức, theo ông Cảnh. Việc xây dựng chính sách cần lồng ghép vấn đề người di cư, coi người di cư là một bộ phận, là nguồn nhân lực của địa phương.

“Những khó khăn, sức ép lên nội vùng từ dòng di cư được giải tỏa sẽ biến nguồn lực từ phía người di cư này thành nội lực cho các địa phương phát triển”, ông Cảnh phân tích với báo giới bên lề tọa đàm.

Di cư đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu, không thể đảo ngược. Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất một số khuyến nghị tập trung vào bảo đảm ba quyền căn bản của người di cư tại các địa phương tiếp nhận lao động di cư, bao gồm công nhận, bảo vệ, và hòa nhập cộng đồng.

Việc cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, hỗ trợ và bảo đảm an sinh xã hội của người di cư cần được xem là "chủ trương nhất quán". Không chỉ vậy, việc tăng cơ hội việc làm ở khu vực chính thức cho người di cư, tăng khả năng tiếp cận nhà ở là rất cần thiết.

Đặc biệt, tại Đồng bằng sông Cửu Long, theo nhóm nghiên cứu, cần tạo việc làm trong khu vực nông nghiệp, nông thôn để giữ lao động ở lại trong vùng; thực hiện tốt chính sách giảm nghèo đa chiều và nghèo an sinh thông qua các biện pháp bảo trợ xã hội.

Cũng tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm khuyến nghị xây dựng mạng lưới đường xá tăng kết nối giao thông đường bộ, tạo điều kiện người di cư đi lại trong ngày giữa các địa phương trong vùng.

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Những đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đang khiến rất nhiều phụ nữ ở Đồng bằng sông Cửu Long buộc phải lựa chọn con đường khác để mưu sinh, khi thu nhập từ nông nghiệp vốn bấp bênh nay lại giảm mạnh. Con đường đó có thể sẽ mang thêm những tia hy vọng cho cuộc sống của họ, nhưng cũng là bằng chứng rõ ràng về sự dễ tổn thương của những người phụ nữ nơi đây.

Những cuộc sống ‘mắc cạn’ ở chợ nổi Cái Răng

Những cuộc sống ‘mắc cạn’ ở chợ nổi Cái Răng

Phát triển bền vững -  6 tháng

Cuộc sống của nhiều người dân ở chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ – một trong những chợ nổi cuối cùng của Đồng bằng sông Cửu Long – đang trở nên tối tăm khi hoạt động mua bán và du lịch sụt giảm đáng kể.

Đồng bằng sông Cửu Long có thể là điểm nóng về di cư do biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long có thể là điểm nóng về di cư do biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  3 năm

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, biến đổi khí hậu sẽ đẩy 216 triệu người vào cảnh phải rời bỏ nhà cửa vào năm 2050 nếu không có những biện pháp khẩn cấp.

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 40.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 40.000 tỷ đồng

Tài chính -  10 phút

Dữ liệu cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang duy trì trạng thái bơm ròng khoảng hơn 40.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ đầu tháng 9.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tiêu điểm -  15 phút

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 25/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Chiến lược đổi mới ở Xây dựng Trung Hậu

Chiến lược đổi mới ở Xây dựng Trung Hậu

Diễn đàn quản trị -  24 phút

Đổi mới sáng tạo không chỉ là chìa khóa giúp Công ty CP Xây dựng Trung Hậu tồn tại qua thử thách mà còn là động lực chính để hướng đến phát triển bền vững.

Quỹ Citi hỗ trợ 80.000USD khắc phục hậu quả bão Yagi

Quỹ Citi hỗ trợ 80.000USD khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  28 phút

Quỹ Citi mong muốn thông qua khoản tài trợ 80.000USD cho UNICEF sẽ giúp các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại Việt Nam nhận được sự hỗ trợ thiết yếu.

'Cánh cửa' giúp doanh nghiệp niêm yết hút dòng vốn ngoại

'Cánh cửa' giúp doanh nghiệp niêm yết hút dòng vốn ngoại

Doanh nghiệp -  17 giờ

Quan hệ nhà đầu tư một cách bài bản, chuyên nghiệp cùng với việc công bố báo cáo ESG chuẩn mực sẽ giúp các doanh nghiệp niêm yết tiếp cận dòng vốn ngoại.

Steam for girls: Hành trình của những cô gái đam mê và sáng tạo

Steam for girls: Hành trình của những cô gái đam mê và sáng tạo

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Cuộc thi “Steam for girls - Steam xanh cho nữ sinh 2024” là sân chơi Steam sáng tạo, giúp nữ sinh học hỏi, trải nghiệm và giao lưu với bạn bè trong và ngoài nước.

UOB: Ngân hàng Nhà nước khó cắt giảm thêm lãi suất

UOB: Ngân hàng Nhà nước khó cắt giảm thêm lãi suất

Tài chính -  19 giờ

Nhóm phân tích của UOB dự đoán NHNN sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,5%, bất chấp tác động từ bão Yagi hay đồng VND mạnh lên sau quyết định của Fed.