Tiêu điểm
Khe cửa hẹp cho bán lẻ hậu đại dịch
Các thương hiệu bán lẻ lớn đang thay đổi mô hình theo hướng tập trung vào trải nghiệm khách hàng để tồn tại và phát triển vượt qua khó khăn do dịch bệnh.
Trước những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, ngành công nghiệp bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là với các siêu thị, trung tâm thương mại.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian vừa qua hầu hết các trung tâm thương mại và siêu thị bán lẻ đều có chính sách hỗ trợ khách thuê với việc giảm giá mặt bằng thuê từ 30% đến 100% để giữ chân khách thuê.
Theo nhận định từ Savills, nếu Covid-19 kéo dài lâu hơn trên phạm vi toàn thế giới trong vòng 3 tháng nữa thì khả năng cao nhiều thương hiệu sẽ rơi vào tình trạng phá sản, bỏ mặt bằng kinh doanh. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ có thể phải đối mặt với việc phá sản nếu khả năng tài chính của công ty không vững vàng.
Trừ một số ngành có thể tận dụng phát triển như chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, sản phẩm thiết yếu, dịch vụ giao hàng siêu thị, mặt hàng ăn uống bình dân, các doanh nghiệp còn lại đang vật lộn căng thẳng để tiếp tục tồn tại.
Câu hỏi nên đặt ra là bao lâu và chiến lược của các công ty/tập đoàn/nhà bán lẻ như thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này?.
TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định: “Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của các nhà phát triển trung tâm thương mại. Đó sẽ là những kế hoạch kinh doanh, định vị thương hiệu, định vị khách thuê, hay áp dụng các công cụ tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), đa dạng hóa sản phẩm".
Bên cạnh đó, việc kết hợp và tăng cường mua bán online cũng sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ đảm bảo được doanh thu và chi phí hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Hướng đi nào cho ngành bán lẻ?
Trong thời gian gần đây, thị trường chứng kiến sự ra đi hay đóng cửa các chi nhánh của nhiều ông lớn bán lẻ như Auchan, Parkson, Big C. Theo Savills, sự thất bại này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau.
Theo đó, có thể kể đến như sự thay đổi thị hiếu của người mua, sự cạnh tranh thị trường khi rất nhiều trung tâm mua sắm đã được xây dựng thành công với mô hình mới, hợp thời, bắt kịp xu thế cùng với các khách thuê/thương hiệu hấp dẫn.
Ngoài ra, sự cứng nhắc trong chiến lược phát triển đã khiến các nhà đầu tư và vận hành các trung tâm thương mại bị đứng lại phía sau, giảm lợi thế cạnh tranh của họ với các đối thủ khác.
Hầu hết các ngành hàng bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung theo một lẽ tự nhiên luôn cần sự đổi mới và sáng tạo để thích ứng với thị hiếu thường xuyên biến đổi của người tiêu dùng. Nhiều nhà bán lẻ và chủ đầu tư phát triển bất động sản thời gian vừa qua đã có rất nhiều sự cải tiến trong sản phẩm để thu hút khách hàng.
Theo bà Trần Thị Thu Hà, Quản lý bộ phận cho thuê bán lẻ Savills Việt Nam: “Các trung tâm thương mại hay chuỗi siêu thị bán lẻ vẫn có thể thành công tại thị trường nếu họ thực hiện một chiến lược phát triển đúng đắn. Trên thị trường còn có nhiều các mô hình bán lẻ đang hoạt động tốt như Takashimaya tại TP. HCM hoặc Robins tại Hà Nội. Các công ty này đang có các bước cải tiến về hình thức, mô hình và cách thức hợp tác với các khách thuê khác nhau để phù hợp với thị trường.
Hay như với trung tâm thương mại Parkson trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1, TP. HCM), với vị trí độc tôn và đông đúc cùng với kế hoạch cải tạo xây dựng và trang trí vẫn đang thu hút nhiều khách thuê. Đặc biệt, Uniqlo đã mở cửa hàng đầu tiên tại thị trường Việt Nam tại đây.
Các thương hiệu thời trang lớn trước giờ vẫn tập trung vào cả bán hàng trực tuyến và tại các cửa hàng truyền thống. Nhưng có một kết quả không thể phủ định rằng, đối với ngành thời trang (cao cấp, trung cấp, thương hiệu lớn), doanh số tại các cửa hàng vẫn chiếm ưu thế so với bán hàng trực tuyến, với 70-80% tổng doanh thu.
Khách hàng ngày nay không chỉ chọn sản phẩm vì các đặc điểm nội tại như chất lượng hay thiết kế, mà còn nghĩ đến những cảm nhận và giá trị họ có thể nhận được từ sản phẩm hoặc thương hiệu.
Đó là lý do tại sao các thương hiệu lớn đã thay đổi mô hình để đáp ứng với nhu cầu này, ngày càng trở nên hấp dẫn hơn và có nhiều sự tương tác hơn với khách hàng. Các giải pháp được thực hiện như việc thiết kế, trang trí các mô hình đặc sắc tại cửa hàng, cung cấp trải nghiệm độc quyền cho khách hàng khi họ mua sắm, đào tạo nhân viên, tăng cường khuyến mãi, mời KOLs đến cửa hàng. Những trải nghiệm này khách hàng khó có thể tìm thấy được trên các kênh trực tuyến.
Ngoại trừ một số ngành nghề khác đang vận dụng triệt để và tối ưu kênh trực tuyến như sử dụng ứng dụng hệ thống giao đặt hàng trực tuyến, có xu hướng giảm tương tác dần tại các cửa hàng kinh doanh, các thương hiệu thời trang vẫn đang phải cân bằng giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến để tối đa hóa lợi nhuận khi kênh bán hàng tại cửa hàng vẫn đang chiếm ưu thế.
Đây chính là cơ hội dành cho các trung tâm thương mại và siêu thị bán lẻ có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt ở dòng sản phẩm cao cấp và trung cấp.
Bán lẻ trực tuyến sôi động trong mùa dịch
'Lá bài tẩy' gỡ nút thắt giá thuê mặt bằng bán lẻ
Khủng hoảng dịch Covid-19 đã đẩy các doanh nghiệp bán lẻ vào những cuộc đàm phán thương mại dài hạn hơn.
Văn phòng, bán lẻ thận trọng hậu Covid-19
Mặc dù còn nhiều thách thức trong ngắn hạn, song các doanh nghiệp trong lĩnh vực văn phòng cho thuê, bán lẻ đang bắt đầu lên kế hoạch mở lại hoạt động kinh doanh và tập trung vào các dịch vụ thiết yếu.
Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ
Thay vì phải chạy theo trào lưu, liên tục tạo ra các sản phẩm, thị trường mới, các chuỗi F&B cần nghiên cứu kĩ về khẩu vị của khách hàng, sau đó là duy trì chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ, và tiếp tới là tạo ra một không gian thoải mái.
Chuyển động bán lẻ từ thay đổi hành vi người tiêu dùng thời Covid-19
Chi tiêu ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam gia tăng bất thường trước giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực