Khe cửa hẹp cho bán lẻ hậu đại dịch

Minh Anh Thứ ba, 16/06/2020 - 16:53

Các thương hiệu bán lẻ lớn đang thay đổi mô hình theo hướng tập trung vào trải nghiệm khách hàng để tồn tại và phát triển vượt qua khó khăn do dịch bệnh.

Các doanh nghiệp bán lẻ đang cân bằng giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến để tối đa hóa lợi nhuận

Trước những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, ngành công nghiệp bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là với các siêu thị, trung tâm thương mại.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian vừa qua hầu hết các trung tâm thương mại và siêu thị bán lẻ đều có chính sách hỗ trợ khách thuê với việc giảm giá mặt bằng thuê từ 30% đến 100% để giữ chân khách thuê.

Theo nhận định từ Savills, nếu Covid-19 kéo dài lâu hơn trên phạm vi toàn thế giới trong vòng 3 tháng nữa thì khả năng cao nhiều thương hiệu sẽ rơi vào tình trạng phá sản, bỏ mặt bằng kinh doanh. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ có thể phải đối mặt với việc phá sản nếu khả năng tài chính của công ty không vững vàng.

Trừ một số ngành có thể tận dụng phát triển như chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, sản phẩm thiết yếu, dịch vụ giao hàng siêu thị, mặt hàng ăn uống bình dân, các doanh nghiệp còn lại đang vật lộn căng thẳng để tiếp tục tồn tại. 

Câu hỏi nên đặt ra là bao lâu và chiến lược của các công ty/tập đoàn/nhà bán lẻ như thế nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này?.

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định: “Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của các nhà phát triển trung tâm thương mại. Đó sẽ là những kế hoạch kinh doanh, định vị thương hiệu, định vị khách thuê, hay áp dụng các công cụ tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), đa dạng hóa sản phẩm".

Bên cạnh đó, việc kết hợp và tăng cường mua bán online cũng sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ đảm bảo được doanh thu và chi phí hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Hướng đi nào cho ngành bán lẻ?

Trong thời gian gần đây, thị trường chứng kiến sự ra đi hay đóng cửa các chi nhánh của nhiều ông lớn bán lẻ như Auchan, Parkson, Big C. Theo Savills, sự thất bại này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. 

Theo đó, có thể kể đến như sự thay đổi thị hiếu của người mua, sự cạnh tranh thị trường khi rất nhiều trung tâm mua sắm đã được xây dựng thành công với mô hình mới, hợp thời, bắt kịp xu thế cùng với các khách thuê/thương hiệu hấp dẫn. 

Ngoài ra, sự cứng nhắc trong chiến lược phát triển đã khiến các nhà đầu tư và vận hành các trung tâm thương mại bị đứng lại phía sau, giảm lợi thế cạnh tranh của họ với các đối thủ khác.

Hầu hết các ngành hàng bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung theo một lẽ tự nhiên luôn cần sự đổi mới và sáng tạo để thích ứng với thị hiếu thường xuyên biến đổi của người tiêu dùng. Nhiều nhà bán lẻ và chủ đầu tư phát triển bất động sản thời gian vừa qua đã có rất nhiều sự cải tiến trong sản phẩm để thu hút khách hàng. 

Theo bà Trần Thị Thu Hà, Quản lý bộ phận cho thuê bán lẻ Savills Việt Nam: “Các trung tâm thương mại hay chuỗi siêu thị bán lẻ vẫn có thể thành công tại thị trường nếu họ thực hiện một chiến lược phát triển đúng đắn. Trên thị trường còn có nhiều các mô hình bán lẻ đang hoạt động tốt như Takashimaya tại TP. HCM hoặc Robins tại Hà Nội. Các công ty này đang có các bước cải tiến về hình thức, mô hình và cách thức hợp tác với các khách thuê khác nhau để phù hợp với thị trường. 

Hay như với trung tâm thương mại Parkson trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1, TP. HCM), với vị trí độc tôn và đông đúc cùng với kế hoạch cải tạo xây dựng và trang trí vẫn đang thu hút nhiều khách thuê. Đặc biệt, Uniqlo đã mở cửa hàng đầu tiên tại thị trường Việt Nam tại đây.

Các thương hiệu thời trang lớn trước giờ vẫn tập trung vào cả bán hàng trực tuyến và tại các cửa hàng truyền thống. Nhưng có một kết quả không thể phủ định rằng, đối với ngành thời trang (cao cấp, trung cấp, thương hiệu lớn), doanh số tại các cửa hàng vẫn chiếm ưu thế so với bán hàng trực tuyến, với 70-80% tổng doanh thu. 

Khách hàng ngày nay không chỉ chọn sản phẩm vì các đặc điểm nội tại như chất lượng hay thiết kế, mà còn nghĩ đến những cảm nhận và giá trị họ có thể nhận được từ sản phẩm hoặc thương hiệu

Đó là lý do tại sao các thương hiệu lớn đã thay đổi mô hình để đáp ứng với nhu cầu này, ngày càng trở nên hấp dẫn hơn và có nhiều sự tương tác hơn với khách hàng. Các giải pháp được thực hiện như việc thiết kế, trang trí các mô hình đặc sắc tại cửa hàng, cung cấp trải nghiệm độc quyền cho khách hàng khi họ mua sắm, đào tạo nhân viên, tăng cường khuyến mãi, mời KOLs đến cửa hàng. Những trải nghiệm này khách hàng khó có thể tìm thấy được trên các kênh trực tuyến.

Ngoại trừ một số ngành nghề khác đang vận dụng triệt để và tối ưu kênh trực tuyến như sử dụng ứng dụng hệ thống giao đặt hàng trực tuyến, có xu hướng giảm tương tác dần tại các cửa hàng kinh doanh, các thương hiệu thời trang vẫn đang phải cân bằng giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến để tối đa hóa lợi nhuận khi kênh bán hàng tại cửa hàng vẫn đang chiếm ưu thế. 

Đây chính là cơ hội dành cho các trung tâm thương mại và siêu thị bán lẻ có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt ở dòng sản phẩm cao cấp và trung cấp.

Bán lẻ trực tuyến sôi động trong mùa dịch

Bán lẻ trực tuyến sôi động trong mùa dịch

Tiêu điểm -  4 năm
5 cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong các cuộc thảo luận của người dùng trên mạng xã hội lần lượt là VinID (VinMart), Bách hoá Xanh (MWG), Speed L (Lotte Mart), Co.opmart (Saigon Co.op) và Big C.
Bán lẻ trực tuyến sôi động trong mùa dịch

Bán lẻ trực tuyến sôi động trong mùa dịch

Tiêu điểm -  4 năm
5 cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong các cuộc thảo luận của người dùng trên mạng xã hội lần lượt là VinID (VinMart), Bách hoá Xanh (MWG), Speed L (Lotte Mart), Co.opmart (Saigon Co.op) và Big C.
'Lá bài tẩy' gỡ nút thắt giá thuê mặt bằng bán lẻ

'Lá bài tẩy' gỡ nút thắt giá thuê mặt bằng bán lẻ

Tiêu điểm -  4 năm

Khủng hoảng dịch Covid-19 đã đẩy các doanh nghiệp bán lẻ vào những cuộc đàm phán thương mại dài hạn hơn.

Văn phòng, bán lẻ thận trọng hậu Covid-19

Văn phòng, bán lẻ thận trọng hậu Covid-19

Bất động sản -  4 năm

Mặc dù còn nhiều thách thức trong ngắn hạn, song các doanh nghiệp trong lĩnh vực văn phòng cho thuê, bán lẻ đang bắt đầu lên kế hoạch mở lại hoạt động kinh doanh và tập trung vào các dịch vụ thiết yếu.

Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ

Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ

Khởi nghiệp -  4 năm

Thay vì phải chạy theo trào lưu, liên tục tạo ra các sản phẩm, thị trường mới, các chuỗi F&B cần nghiên cứu kĩ về khẩu vị của khách hàng, sau đó là duy trì chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ, và tiếp tới là tạo ra một không gian thoải mái.

Chuyển động bán lẻ từ thay đổi hành vi người tiêu dùng thời Covid-19

Chuyển động bán lẻ từ thay đổi hành vi người tiêu dùng thời Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Chi tiêu ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam gia tăng bất thường trước giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  19 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  22 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  22 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  23 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?