Kinh tế tuần hoàn và lời giải tăng trưởng
Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cắt phần chi phí cho phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn trước tiên, dù đây có thể là giải pháp cho doanh nghiệp trong bối cảnh biến động khó lường.
Doanh nghiệp nhỏ không sở hữu hệ sinh thái riêng hoàn chỉnh giúp triển khai các giải pháp kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi phải có những hệ sinh thái dùng chung đóng vai trò hỗ trợ.
Đôi khi, các tập đoàn lớn hầu như không tiêu tốn công sức gì để sở hữu một giải pháp kinh tế tuần hoàn hay bền vững hóa chuỗi cung ứng. Bởi lẽ, có rất nhiều nhà cung ứng đang ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp tiết kiệm chi phí, tài nguyên, quản trị hiệu quả với mong muốn được “chen chân” vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lớn.
Điển hình như giải pháp tư vấn thời trang và cho thuê quần áo thông qua ứng dụng di động được một số startup cung cấp, giúp người tiêu dùng hạn chế lãng phí quần áo, vừa giúp cung cấp thông tin thị trường, dữ liệu khách hàng cho các hãng thời trang.
Hoặc như giải pháp làm sạch khay nhựa đựng linh kiện điện tử được một doanh nghiệp miền Bắc cung ứng cho các nhà sản xuất điện tử lớn. Nhờ đó, nhà sản xuất điện tử tiết kiệm được hàng chục triệu USD nhờ tái sử dụng khay nhựa.
Nhiều trường hợp khác, doanh nghiệp lớn triển khai các giải pháp kinh tế tuần hoàn một cách tương đối thuận lợi, có thể thông qua nhập khẩu một dây chuyền, công nghệ từ nước ngoài, thiết lập một chuỗi sản xuất mới. Bởi lẽ, không chỉ tiềm lực tài chính, doanh nghiệp lớn còn có lợi thế về năng lực công nghệ, nghiên cứu và lao động.
Chẳng hạn như nhà máy tái chế của Tập đoàn Tân Hiệp Phát tại Hậu Giang, được doanh nghiệp nước giải khát này lý giải là “tận dụng thế mạnh sản xuất và sáng tạo trong sản xuất”. Hoặc tại Bóng đèn phích nước Rạng Đông, công nghệ số được ứng dụng triệt để giúp giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, tận dụng nhiệt năng, điện năng trong sản xuất.
Trong khi đó, áp dụng kinh tế tuần hoàn với doanh nghiệp nhỏ tương đối khó khăn. Thiếu nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng triển khai giải pháp kinh tế tuần hoàn đơn giản như tái sử dụng, tái chế tại chỗ nhưng lại loay hoay trong các bài toán phức tạp hơn.
Cần gì để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ?
Tuy nhiên, nói kinh tế tuần hoàn chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn là chưa chính xác. Bởi lẽ, các mô hình kinh tế tuần hoàn sơ khai vốn dĩ xuất phát từ quy mô nhỏ, thậm chí là quy mô hộ gia đình nhằm tiết kiệm chi phí, cải thiện thu nhập và bảo vệ môi trường sống xung quanh, điển hình nhất là mô hình vườn ao chuồng trong nông nghiệp.
Có thể nói, con đường đến với các mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả của doanh nghiệp nhỏ đang bị cản trở bởi những nút thắt.
So sánh với doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ thường thiếu hụt về nguồn lực cũng như không có một hệ sinh thái toàn diện. Không đủ điều kiện để sở hữu riêng một hệ sinh thái, doanh nghiệp nhỏ cần những hệ sinh thái hỗ trợ chung, giống như một dịch vụ công cộng.
Điều này cần đến vai trò từ phía Nhà nước, thông qua việc thiết lập một nền tảng chia sẻ thông tin, mô hình, giải pháp điển hình về kinh tế tuần hoàn. Dựa vào những thông tin chung đó, doanh nghiệp có thể tìm ra giải pháp phù hợp nhất với điều kiện hiện có nhằm triển khai kinh tế tuần hoàn hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực do đầu tư nhầm chỗ.
Việt Nam đã tính đến giải pháp này, với việc thành lập Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Nam (CE Hub) do Bộ Tài nguyên và môi trường vận hành theo hình thức hợp tác công tư, dưới sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam.
CE Hub gồm năm phần, bao gồm đối thoại chính sách; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn; chia sẻ thông tin tài chính; diễn đàn doanh nghiệp và cuối cùng là cơ sở dữ liệu để chia sẻ thông tin cộng đồng và các câu chuyện truyền cảm hứng.
Tuy nhiên, có lẽ CE Hub cần thêm nhiều thời gian triển khai thực tiễn để có thể đạt được hiệu quả tạo ra hệ sinh thái cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cắt phần chi phí cho phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn trước tiên, dù đây có thể là giải pháp cho doanh nghiệp trong bối cảnh biến động khó lường.
Chi phí lớn là một trong những thách thức phổ biến thường được doanh nghiệp liệt kê khi nhắc đến câu chuyện chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với quan điểm chiến lược “thuận thiên” trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó giải quyết những thách thức lớn của vùng đất Chín Rồng.
Đối với chị Nguyễn Thu Hồng, CEO Công ty Thực phẩm Cam Ranh (Carafoods), kinh tế tuần hoàn là một mô hình thịnh vượng, đem lại hạnh phúc, đủ đầy từ sâu thẳm trong mỗi con người.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.
Nhằm mang đến giải pháp vận tải toàn diện cho doanh nghiệp Việt, Công ty Sản xuất sơ mi rơ moóc và cấu kiện nặng Thaco Industries (Thaco Trailers) đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, cấu hình đa dạng và phát triển mạng lưới phân phối trên toàn quốc.