Kinh tế tuần hoàn ‘cứu’ Đồng bằng sông Cửu Long
Các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với quan điểm chiến lược “thuận thiên” trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó giải quyết những thách thức lớn của vùng đất Chín Rồng.
Chi phí lớn là một trong những thách thức phổ biến thường được doanh nghiệp liệt kê khi nhắc đến câu chuyện chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Doanh nghiệp thường đưa ra lập luận rằng ứng dụng kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải đầu tư mạnh vào công nghệ, đổi mới quy trình, thay đổi dây chuyển sản xuất. Chính vì vậy, kinh tế tuần hoàn trở thành bài toán khó đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong bối cảnh nền kinh tế đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
Tuy nhiên, điểm chung là hầu hết các doanh nghiệp đưa ra lý do chi phí cao cho việc chậm chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn đều không đưa ra được bức tranh cụ thể là cần đầu tư những máy móc, dây chuyền như thế nào và tiêu tốn chính xác bao nhiêu tiền.
Điều này đặt ra một câu hỏi, liệu thực sự chi phí có phải là vấn đề, hay chỉ là một nỗi lo mơ hồ, xuất phát từ việc doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ bản chất của kinh tế tuần hoàn?
Những minh chứng thực tế
Tập đoàn Hòa Phát hiện nay đã tự chủ được khoảng 80% nhu cầu điện trong khu liên hợp sản xuất, nhờ vào việc tận dụng nhiệt lượng dư thừa trong quá trình sản xuất than cốc cũng như tận dụng khí thải từ luyện gang, thép để đốt phát điện.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng áp dụng công nghệ đúc – cán liên tục để tận dụng nhiệt lượng từ phôi thép còn nóng. Những giải pháp đó giúp Hòa Phát sản xuất được 2,4 tỷ kWh điện tại khu liên hợp sản xuất thép ở Hải Dương và khu kinh tế Dung Quất, tương đương khoảng 4 nghìn tỷ đồng trong năm 2023.
Còn hãng cà phê Highlands Việt Nam hiện đang tiết kiệm được hơn 16 tỷ đồng mỗi năm nhờ triển khai một giải pháp không liên quan gì đến đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi dây chuyển sản xuất. Đó là thay đổi logo từ bốn màu đỏ, trắng, nâu đậm, nâu sáng thành chỉ còn duy nhất một màu trắng.
Không những tiết kiệm chi phí, logo này còn giúp bao bì trở nên thân thiện với môi trường do những chiếc cốc nhựa in logo trở nên đơn giản hơn, tiềm năng tái chế cao hơn.
Đối với trường hợp Samsung Việt Nam, 19 triệu USD mỗi năm là số tiền tiết kiệm được nhờ ứng dụng giải pháp của Công ty Ecotech Vina. Cụ thể, thay vì sử dụng một lần, Samsung chuyển các tấm khay nhựa cho Ecotech Vina để làm sạch đạt tiêu chuẩn, từ đó đưa trở lại nhà máy để tái sử dụng.
Ở quy mô nhỏ hơn, những mô hình kinh tế tuần hoàn sơ khai được áp dụng tại Việt Nam như vườn – ao – chuồng cũng xuất phát từ động cơ là tận dụng tối đa tài nguyên để tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập.
Tư duy tuần hoàn
Những ví dụ trên cho thấy tiềm năng ứng dụng kinh tế tuần hoàn giúp tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất chứ không phải là một khoản đầu tư tốn kém nhằm mục đích thực hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Tuy nhiên, lo lắng của cộng đồng doanh nghiệp không phải là thiếu cơ sở, bởi lẽ nhiều giải pháp kinh tế tuần hoàn ở cấp độ sâu hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư mới vào máy móc, trang thiết bị, hoặc đơn giản là chấp nhận chi phí cao hơn để sử dụng nguyên vật liệu có tính bền vững.
Nói về điều này, theo bà Kim Lê, CEO Công ty tư vấn CL2B, doanh nghiệp có thể coi đây là bài toán ROI (Return on investment – lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư).
Bởi lẽ, kinh tế tuần hoàn suy cho cùng là một giải pháp mang tính kinh doanh nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực đầu vào, từ đó tạo ra giá trị cao hơn cho cùng một khối lượng nguồn lực.
Chính vì vậy, về lâu dài, kinh tế tuần hoàn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là lợi ích cũng như năng lực cạnh tranh về dài hạn dành cho doanh nghiệp theo đuổi kinh tế tuần hoàn một cách thực chất và bài bản.
Để đạt được những giá trị dài hạn đó, doanh nghiệp cần tránh tư duy đầu tư vào kinh tế tuần hoàn để đánh bóng thương hiệu, thay vào đó là nhận thức và tư duy đúng về kinh tế tuần hoàn.
Hiểu biết về bản chất kinh tế tuần hoàn cũng như hiểu biết sâu sắc chuỗi cung ứng của mình là cách giới doanh chủ tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhất. Ngoài ra, kinh tế tuần hoàn là một quá trình, do đó doanh nghiệp có thể triển khai từng bước, chọn bước nào dễ, tiết kiệm chi phí để làm trước, dần dần tối ưu hóa nguồn lực để triển khai bước tiếp theo.
Bên cạnh đó, nếu gặp khó khăn trong quá trình triển khai kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm đến sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, bao gồm các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn.
Hoặc nếu có một chiến lược rõ ràng nhưng thiếu tài chính, doanh nghiệp cũng có thể vay vốn từ các tổ chức cấp tín dụng xanh. Các khoản vay hoặc khoản đầu tư sẽ dễ dàng được duyệt nếu doanh nghiệp cung cấp bức tranh đầy đủ về tiềm năng ngắn và dài hạn của dự án.
Các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với quan điểm chiến lược “thuận thiên” trong phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó giải quyết những thách thức lớn của vùng đất Chín Rồng.
Mô hình cộng sinh tại các khu công nghiệp là cách tiếp cận quan trọng hướng tới kinh tế tuần hoàn, tuy nhiên lại đang vướng nhiều vấn đề về pháp lý trong triển khai thực tiễn.
Đối với chị Nguyễn Thu Hồng, CEO Công ty Thực phẩm Cam Ranh (Carafoods), kinh tế tuần hoàn là một mô hình thịnh vượng, đem lại hạnh phúc, đủ đầy từ sâu thẳm trong mỗi con người.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP.HCM, thiếu chiến lược bài bản và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp Việt chưa áp dụng kinh tế tuần hoàn.
Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
Với mục tiêu đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, VNG sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.
Huy động vốn và tái cấu trúc các khoản vay là hoạt động quan trọng của VinFast trong những năm tới.
Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.
Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.