Phát triển bền vững

Khu công nghiệp sinh thái chờ chính sách

Phạm Sơn Thứ sáu, 23/08/2024 - 10:34

Khu công nghiệp sinh thái đóng vai trò quan trọng để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng vẫn thiếu hành lang pháp lý cần thiết để phát triển.

KCN Nam Cầu Kiền xây dựng thành công ba mô hình cộng sinh công nghiệp.

Sở hữu một tua bin điện gió và hai dự án điện mặt trời áp mái, tính đến hiện tại, KCN DEEP C (Hải Phòng) đã tự chủ được khoảng hơn 1% nhu cầu điện tiêu thụ mỗi năm thông qua năng lượng tái tạo, đồng thời đặt mục tiêu nâng con số lên 30% vào năm 2030.

Bà Nguyễn Như Thanh Thư, Trưởng bộ phận năng lượng tái tạo, KCN DEEP C, cho biết, đầu tư vào năng lượng tái tạo không phải là dự án có tiềm năng sinh lời cao nhưng vẫn được DEEP C quyết tâm triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư thứ cấp, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cả doanh nghiệp tư nhân nội địa.

Đây cũng được xem như một thế mạnh thu hút đầu tư của DEEP C, trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đều đang tìm kiếm cơ hội tiếp cận các dịch vụ phục vụ cho thực hành ESG (phát triển bền vững theo tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị).

Với tư duy đó, không chỉ xây dựng các dự án năng lượng tái tạo, DEEP C còn ứng dụng nhiều giải pháp độc đáo, bao gồm dự án nông trại hữu cơ cung cấp thực phẩm cho người lao động có thu nhập thấp hay dự án DEEP C Care hỗ trợ người dân địa phương.

Đó là điểm khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh, theo lời ông Bruno Jaspaert, CEO DEEP C.

“Chúng tôi không bao giờ cạnh tranh bằng giá và nhà đầu tư đến với chúng tôi cũng không thương lượng giảm giá. Họ đến vì chúng tôi “xanh” hơn, đáp ứng nhu cầu mà nhà đầu tư tìm kiếm”, CEO DEEP C khẳng định.

Cùng chung quan điểm về lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh mới, KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) phát triển mô hình cộng sinh công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Công ty CP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền, cho biết, ba mô hình cộng sinh công nghiệp thuộc ngành luyện kim – cơ khí, nhựa và ngành phụ trợ điện đang được triển khai tại khu công nghiệp này.

Ba mô hình kể trên được các doanh nghiệp hoạt động tại KCN Nam Cầu Kiền nhiệt tình tham gia do đạt được lợi ích thực tế. Chẳng hạn, một đơn vị sản xuất thép trước đây phải tiêu tốn 5 triệu đồng cho mỗi tấn xỉ thép, nay có thể bán được với giá 5 triệu đồng cho một đơn vị sản xuất thép nhiễm từ và tách tạp chất kim loại.

Cùng với đó là một khu xử lý nước thải tập trung, theo lời vị doanh nhân đất Cảng giới thiệu là “trái tim của khu công nghiệp”, được thiết kế thành một “vườn Nhật” để tiếp khách, đón khách tham quan.

Cần chính sách cho khu công nghiệp sinh thái

Hướng mắt về phía cột điện gió công suất 2,3MW, ông Bruno cho biết, đã phải mất ba năm để xin giấy phép thi công, bởi Việt Nam chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về việc lắp đặt điện gió trong khu công nghiệp.

“Chúng tôi có một sáng kiến bền vững nhưng xin cơ quan quản lý nhà nước cho phép thực hiện không phải là điều đơn giản”, ông Bruno nói.

Cột điện gió của DEEP C mất ba năm để xin giấy phép thi công

Một vướng mắc khác của DEEP C là việc tái sử dụng nước thải. Sở hữu dây chuyền xử lý nước thải tập trung với chất lượng nước đầu ra còn tốt hơn nước thô nhưng các doanh nghiệp trong KCN này chưa thể đưa vào tái sản xuất, thậm chí là không thể được xử dụng để tưới cây, bởi chưa có quy định nào cho phép điều này.

Trao đổi với báo chí, ông Điệp cũng đồng tình rằng hành lang pháp lý chưa đầy đủ là khó khăn lớn nhất khi xây dựng khu công nghiệp sinh thái.

Theo ông Điệp, một số quy định của pháp luật chưa đồng bộ và còn đặt ra không ít rào cản để doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp. Chẳng hạn, KCN Nam Cầu Kiền mong muốn xây dựng khu xử lý chất thải tập trung cho các doanh nghiệp đang hoạt động nhưng theo quy hoạch đã được phê duyệt trước đó, khu xử lý chất thải phải được xây dựng ở khu vực khác.

Song song với đó là sự thiếu hụt của cơ chế khuyến khích đối với doanh nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp sinh thái. Đây là rào cản lớn bởi muốn xây dựng một khu công nghiệp sinh thái thành công không chỉ phụ thuộc vào ý chí nhà đầu tư mà còn cần sự chung sức, đồng lòng từ các nhà đầu tư thứ cấp.

Hiện tại, Bộ Kế hoạch và đầu tư đang đề xuất xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế. Ông Điệp kỳ vọng, sự ra đời của luật mới sẽ bổ sung thêm những cơ chế ưu đãi, giải quyết các quy định chưa đồng bộ, trở thành cơ sở pháp lý đủ vững chắc giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư mạnh dạn phát triển các khu công nghiệp sinh thái.

Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Phát triển bền vững -  2 năm
Thay vì tốn tiền xử lý rác thải phát sinh, nhiều nhà máy trong khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền đã thu lợi nhuận từ việc bán chính những loại rác thải đó làm đầu vào sản xuất nguyên vật liệu thứ cấp.
Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Phát triển bền vững -  2 năm
Thay vì tốn tiền xử lý rác thải phát sinh, nhiều nhà máy trong khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền đã thu lợi nhuận từ việc bán chính những loại rác thải đó làm đầu vào sản xuất nguyên vật liệu thứ cấp.
Hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp ngược kỳ vọng

Hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp ngược kỳ vọng

Doanh nghiệp -  1 tháng

Sự phân hóa về kết quả kinh doanh là khá rõ nét sau kỳ công bố báo cáo tài chính bán niên của các công ty, trong đó, các doanh nghiệp khu vực phía Nam phần nào chiếm ưu thế với số liệu tích cực hơn.

Khu công nghiệp trước áp lực 'xanh'

Khu công nghiệp trước áp lực 'xanh'

Bất động sản -  1 tháng

Các khu công nghiệp buộc phải đầu tư theo hướng chuẩn xanh hoặc chuyển đổi xanh nếu không muốn đánh mất lợi thế cạnh tranh hoặc tụt hậu so với đối thủ.

Khu công nghiệp: Cuộc đua số lượng?

Khu công nghiệp: Cuộc đua số lượng?

Tiêu điểm -  2 tháng

Tình trạng phân bổ chỉ tiêu đất dàn trải để đề xuất nhiều dự án cùng lúc, lượng dự án xin chấp thuận chủ trương tăng đột biến sau khi quy hoạch tỉnh được ban hành, đang diễn ra tại một số địa phương.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  1 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.