Doanh nghiệp
'Lá bài tẩy' giúp Chủ tịch DIC hoàn thành lời hứa với cổ đông
Kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn DIC năm 2025 thể hiện tham vọng vượt bậc, tuy nhiên cũng khiến các cổ đông không khỏi hoài nghi về khả năng hoàn thành kế hoạch.
Sau nhiều năm liên tiếp lỡ hẹn khi không thể hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận đề ra, Tập đoàn DIC đang nỗ lực tìm lại niềm tin của cổ đông trong bối cảnh thị trường bước vào một chu kỳ mới.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường tự tin tuyên bố: “Chúng tôi tin rằng nếu triển khai nghiêm túc và đúng kế hoạch, kết quả năm 2025 không chỉ đạt mà thậm chí có thể vượt kỳ vọng.”
Lời khẳng định mạnh mẽ ấy đặt nền móng cho mục tiêu doanh thu hợp nhất 3.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 718 tỷ đồng. Tuy nhiên, với lịch sử nhiều năm không thể hoàn thành kế hoạch và kết quả kinh doanh quý I/2025 còn nhiều lo ngại, liệu “ông lớn” bất động sản phía Nam này có thể hoàn thành lời hứa với các cổ đông?
Kế hoạch tham vọng dựa trên bốn trụ cột chiến lược
Để hiện thực hóa mục tiêu đầy thách thức trong năm 2025, DIC đã xây dựng kế hoạch phát triển dựa trên bốn trụ cột then chốt, gắn liền với tiến độ triển khai các dự án trọng điểm. Chủ tịch Nguyễn Hùng Cường nhấn mạnh chiến lược này không chỉ nhằm khắc phục khó khăn tồn đọng mà còn tận dụng các cơ hội mới mở ra từ thị trường.
Trụ cột đầu tiên là đẩy mạnh chuyển nhượng các dự án để tạo dòng tiền. Dự án Đại Phước, với khoản chuyển nhượng lên tới 2.000 tỷ đồng, là tâm điểm chú ý.
“Chúng tôi tự tin rằng các thủ tục cuối cùng đã gần hoàn tất, và dự kiến trong quý II năm nay, chúng tôi sẽ hoàn thành việc chuyển nhượng,” ông Cường khẳng định.
Dự án này đã được ký kết chuyển nhượng một phần từ đầu năm 2023, nhưng quá trình thực hiện gặp trở ngại do sáp nhập tỉnh và thay đổi chính sách khiến tiến độ bị đình trệ. Đến thời điểm hiện tại, các thủ tục pháp lý gần như hoàn tất, mở đường cho việc ghi nhận doanh thu trong năm nay.
Bên cạnh đó, dự án Hà Nam cũng đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình chuyển nhượng. DIC đã ký hợp đồng với đối tác và chỉ còn chờ hoàn tất các thủ tục để nhận tiền.
Trong khi đó, dự án Phú Mỹ, dù có quy mô nhỏ hơn với diện tích 35ha, cũng đã tìm được đối tác tiềm năng. Công ty kỳ vọng sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng trong quý II/2025.
Đặc biệt, dự án khách sạn Pullman được đánh giá cao về tiềm năng sau khi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh.
“Việc kết nối đường cao tốc và sân bay Long Thành trong tương lai gần giúp chúng tôi tin rằng tiềm năng tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án này là rất cao,” ông Cường nói.
Kinh doanh và bán hàng: Động lực tăng trưởng mới
Trụ cột thứ hai là tăng tốc hoạt động kinh doanh và bán hàng tại các dự án chủ lực. Dự án Nam Vĩnh Yên đã hoàn tất việc điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/500 và đang trong giai đoạn phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện nghĩa vụ tài chính.

“Sau khi nộp tiền sử dụng đất xong, chúng ta có thể mở bán, dự kiến vào cuối quý III năm nay,” ông Cường cho biết. Với pháp lý rõ ràng và vị trí thuận lợi, dự án này được kỳ vọng sẽ tạo nên đột phá trong hoạt động kinh doanh năm nay.
Tương tự, dự án Hậu Giang gần như đã hoàn thiện 100% từ hạ tầng đến pháp lý. DIC dự kiến tổ chức đợt mở bán tại Hà Nội vào tháng 5/2025 với mục tiêu chuyển nhượng từ 300 đến 400 nền đất trong quý II. “Chúng tôi đánh giá sức hút và sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án này khá tốt,” ông Cường chia sẻ.
Cùng với đó, dự án CJS cũng đang có tiến triển tích cực. Phần móng đang hoàn thiện và dự kiến sẽ đóng hầm vào ngày 30/6. Khi đó, dự án đủ điều kiện để mở bán trong quý III. Các dự án kể trên được xem là động lực then chốt để DIC hoàn thành chỉ tiêu doanh thu trong năm nay.
Hợp tác đầu tư và tái cấu trúc
Trụ cột thứ ba là đẩy mạnh hợp tác đầu tư, đặc biệt tại hai dự án lớn là Long Tân và Bắc Vũng Tàu. Tuy nhiên, quá trình triển khai tại đây gặp không ít khó khăn do tác động của việc sáp nhập địa phương và các vướng mắc pháp lý liên quan đến giải phóng mặt bằng.
“Tiến độ có chậm một chút do ảnh hưởng từ việc sáp nhập địa phương, gây khó khăn trong quá trình đàm phán với người dân,” ông Cường giải thích.
DIC đang tích cực tháo gỡ các vấn đề pháp lý để đẩy nhanh tiến độ và đồng thời tìm kiếm những đối tác có năng lực tài chính và kinh nghiệm triển khai các dự án quy mô lớn.
“Chúng tôi cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn đối tác phù hợp, đảm bảo dự án đạt hiệu quả cao nhất cho cổ đông,” ông Cường khẳng định.
Cuối cùng, công ty sẽ tiến hành tái cấu trúc các công ty con nhằm tối ưu hóa lợi nhuận hợp nhất. Trong giai đoạn 2023–2024, một số đơn vị thành viên đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả tài chính chung của tập đoàn. DIC cam kết sẽ hỗ trợ các đơn vị thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh nhưng cũng kiên quyết thoái vốn khỏi những đơn vị không còn khả năng phục hồi.
“Chúng tôi sẽ quyết tâm thoái vốn để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả hợp nhất của tập đoàn,” ông Cường nhấn mạnh.
Đây được xem là bước đi cần thiết để tối ưu hiệu quả tài chính và tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu lợi nhuận trong năm 2025.
Lịch sử lỡ hẹn và áp lực từ thị trường
Năm 2024 được đánh giá là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong suốt 35 năm lịch sử của Tập đoàn DIC, đặc biệt sau sự ra đi của cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn.
Theo đó, doanh thu chỉ đạt 1.440 tỷ đồng, tương đương 63% kế hoạch đề ra, trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 158 tỷ đồng, hoàn thành chưa đầy 16% chỉ tiêu.
Các dự án trọng điểm như Đại Phước, Nam Vĩnh Yên, Vị Thanh và CJS đều không đạt tiến độ do thị trường bất động sản trầm lắng và các vướng mắc pháp lý kéo dài.
“Tiến độ có chậm một chút do ảnh hưởng từ việc sáp nhập địa phương, gây khó khăn trong quá trình đàm phán với người dân,” ông Cường tiếp tục giải thích.
Hiện nay, DIC đang triển khai chín dự án có tổng quy mô gần 1.300ha, với tổng vốn đầu tư hơn 53.300 tỷ đồng. Trong năm 2024, công ty đã giải ngân khoảng 1.970 tỷ đồng, chủ yếu cho các dự án Nam Vĩnh Yên, Lam Hạ và Long Tân.
Kế hoạch đầu tư năm 2025 dự kiến lên tới 6.080 tỷ đồng, trong đó khoảng 2.200 tỷ đồng sẽ được huy động qua vốn vay nhằm tăng tốc tiến độ.
Trước mắt, DIC vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Kế hoạch năm 2025 thể hiện tham vọng vượt bậc, tuy nhiên kết quả không đạt mục tiêu trong nhiều năm liên tiếp cộng với khởi đầu năm nay đầy trắc trở đang khiến các cổ đông không khỏi hoài nghi.
“Chúng tôi rất áy náy khi các kế hoạch năm 2023 và 2024 không đạt được,” ông Cường thẳng thắn thừa nhận, đồng thời nhấn mạnh rằng công ty đã chủ động ứng phó với những biến động.
Báo cáo tài chính quý I/2025 của DIC vẫn ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 45 tỷ đồng dù tại đại hội, vị chủ tịch DIC cho biết sẽ đạt lợi nhuận khoảng 10 tỷ đồng, quay lại kết quả dương so với quý 1 năm ngoái bị âm do hạch toán một số khoản đầu tư.
Tình hình tài chính cũng cho thấy nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Tổng nợ phải trả đã lên tới gần 11.000 tỷ đồng, trong khi lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 37%, chỉ còn chưa đến 500 tỷ đồng. Hàng tồn kho tiếp tục phình to, chiếm gần một nửa tổng tài sản, tập trung chủ yếu tại các dự án như Đại Phước, Vũng Tàu Center Point và Nam Vĩnh Yên.
Với kết quả quý I không như kỳ vọng, hành trình tiến tới mục tiêu lợi nhuận 718 tỷ đồng và kế hoạch chia cổ tức từ 7% đến 10% của ban lãnh đạo DIC vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông
Khởi sắc hơn dưới thời tân chủ tịch, DIC Corp vẫn hụt hơi
Tân Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hùng Cường giúp cổ đông an tâm hơn khi trong quý cuối năm 2024, DIC Corp đã ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc.
Lý do khiến Tập đoàn DIC phải trì hoãn các kế hoạch phát hành nghìn tỷ?
Tập đoàn DIC vẫn chưa thể huy động vốn thành công với các kế hoạch phát hành dù đang nắm trong tay quỹ đất "khủng" hàng nghìn héc ta trải dài trên khắp cả nước.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Lộ diện 'cá mập' đứng sau thương vụ thâu tóm khu du lịch Đại Dương từ Hodeco
Hodeco thoái vốn KDL Đại Dương, chính thức ‘rút chân’ khỏi lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời xoay trục mở rộng sang đầu tư mảng bất động sản khu công nghiệp.
Sức ép tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
Tỷ giá tăng cao khiến làm suy giảm lợi nhuận của không ít doanh nghiệp có nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Lộ diện nhà đầu tư mới tại dự án Cát Bà Amatina
Hà Nội Anpha vừa chi hơn 2.000 tỷ đồng để mua cổ phần của Vinaconex ITC - chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina.
T&T muốn trở thành nhà đầu tư tư nhân chủ lực của TP.HCM
Tập đoàn T&T đề xuất đầu tư vào loạt lĩnh vực trọng điểm tại TP.HCM, kỳ vọng trở thành nhà đầu tư tư nhân chủ lực trong phát triển hạ tầng và kinh tế đô thị.
Nhà sáng lập Xúc xích Đức Việt muốn làm siêu dự án kinh tế tuần hoàn 5 tỷ USD
Công ty CP Tư vấn đầu tư phát triển xanh THDV của TS. Mai Huy Tân đề xuất tổ hợp kinh tế tuần hoàn – năng lượng xanh tại Quảng Ninh trị giá 5 tỷ USD.
Du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam hợp lực
Việc hợp nhất sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của hiệp hội du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam, xây dựng hình ảnh điểm đến thống nhất và thu hút nhiều du khách.
Thủ tướng: Giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc - Nam từ tháng 8 tới
Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng loạt giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tuyến Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng từ 19/8/2025.
F88 khẳng định vị thế tiên phong trong số hóa tài chính bình dân
F88 đang tích cực chuyển đổi số toàn diện, đồng thời thể hiện cam kết định hướng phát triển bền vững dựa theo chuẩn GRI.
Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số
Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường
Giữa ma trận thông tin, biến động khôn lường của thị trường chứng khoán, AI đang nổi lên như vũ khí giúp nhà đầu tư phân tích dữ liệu, quyết định kịp thời.