Tài chính
Lịch sử thế chấp ngân hàng của siêu dự án Cocobay
Siêu dự án Cocobay có tổng đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng quy mô vốn của chủ đầu tư thấp đã khiến Tập đoàn Thành Đô phải thế chấp quyền sử dụng đất ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận để vay vốn tại ngân hàng.
Cocobay là dự án bất động sản tại Đà Nẵng xuất hiện từ giữa năm 2016, do Tập đoàn Thành Đô (Empire Group) phát triển. Chủ đầu tư có tham vọng xây dựng một tổ hợp du lịch và giải trí đẳng cấp bậc nhất Đông Nam Á và sứ mệnh đưa Việt Nam lên bản đồ du lịch thế giới.
Nằm trên diện tích rộng hơn 30ha, theo tính toán ban đầu dự án có quy mô khoảng 12.000 phòng với các loại nhà cao tầng, thấp tầng và các khu vui chơi, giải trí. Một phần của dự án, bao gồm các khách sạn thấp tầng đã được đưa vào hoạt động từ năm 2017.
Tuy nhiên, các hình ảnh công bố gần đây cho thấy dự án đã thay đổi thiết kế theo xu hướng giảm các tòa nhà cao tầng, tăng nhà thấp tầng nhưng diện tích vẫn giữ nguyên. Diện mạo mới của Cocobay giống một khu đô thị nhiều hơn là một tổ hợp giải trí với toàn căn hộ cho thuê như ban đầu.
Việc thay đổi của Cocobay diễn ra sau khi nguồn cung condotel (sản phẩm chính của dự án) tăng quá nhanh trong thời gian ngắn tại khu vực Đà Nẵng. Đồng thời các vấn đề về pháp lý đối với sản phẩm bất động sản này chưa được quy định rõ ràng.


Tổng giá trị đầu tư của dự án ban đầu được cho là trên 10.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của Empire Group năm 2016 chỉ là 300 tỷ đồng (hiện nay là hơn 1.000 tỷ đồng). Do đó phần lớn nguồn tài chính của dự án được chủ đầu tư huy động từ các bên ngoài, trong đó có ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
Đến giữa năm 2019, tổng dư nợ của tập đoàn Thành Đô tại SHB khoảng 2.200 tỷ đồng. Ngoài việc vay vốn trực tiếp, tập đoàn Thành Đô còn sử dụng quyền sử dụng đất của dự án để bảo đảm cho các công ty liên quan vay vốn tại các chi nhánh của SHB.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án này cho thấy, chỉ 2 ngày sau khi được cấp giấy chứng nhận, ngày 11/8/2011, tập đoàn Thành Đô đã thế chấp quyền sử dụng đất dự án Cocobay tại ngân hàng SHB.
Liên tiếp trong các năm sau đó, quyền sử dụng đất của dự án được thế chấp tại SHB để đảm bảo cho các công ty liên quan như Công ty NaMan, Công ty Đầu tư Coco Hà Nội, Công ty Xây dựng và Thương mại Thado vay vốn tại SHB.
Đến tháng 7/2016, các thế chấp này được xóa khỏi nội dung đăng ký thế chấp ngân hàng. Đến giữa năm 2019, chỉ còn công ty NaMan có dư nợ hơn 650 tỷ đồng tại SHB. Đây là công ty do ông Nguyễn Đức Thành, chủ tịch Empire Group và con trai nắm cổ phần chi phối.
Trước đó, vào cuối năm 2016 sau khi dự án Cocobay được khởi công và xây dựng rầm rộ, dư nợ ngân hàng của Công ty NaMan tăng lên gần 1.500 tỷ đồng từ mức hơn 200 tỷ năm 2015.
Không chỉ cho vay các công ty liên quan đến chủ đầu tư dự án, SHB còn là ngân hàng độc quyền cho vay mua các bất động sản tại Cocobay. Một thông báo của ngân hàng vào tháng 9/2016 cho biết mức cho vay lên đến 90% nhu cầu vốn với lãi suất cố định 8%/năm trong 12 tháng hoặc 8.5%/ năm trong 18 tháng. Trong khi đó, chủ đầu tư cam kết lợi nhuận từ cho thuê căn hộ tại dự án tối thiểu là 12%/ năm trong 8 năm đầu.
Ngoài dự án Cocobay, trong giai đoạn 2011 - 2016, tập đoàn Thành Đô cũng thế chấp khu đất rộng hơn 21ha tại SHB. Quyền sử dụng đất cũng được dùng làm tài sản bảo đảm cho các công ty liên quan vay vốn tại ngân hàng này.
Khu đất này nằm đối diện dự án Cocobay, đã được tập đoàn Thành Đô đã phát triển dự án Naman Retreat từ năm 2013. Một nửa diện tích còn lại được thiết kế các căn hộ thấp tầng và dự kiến triển khai năm 2021 sau khi Cocobay hoàn thành.
Đây chính là phân khu số 2, còn Cocobay là phân khu số 1 của dự án Khu nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp The Empire. Giữa hai phân khu được ngăn cách bởi đường Trường Sa, con đường dọc bờ biển Đà Nẵng. Chủ đầu tư dự án đã được cấp phép xây dựng đường hầm xuyên qua đường Trường Sa để kết nối hai phân khu.
Cocobay Đà Nẵng sắp tái xuất với diện mạo mới
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
MSB đồng hành mang những kiệt tác âm nhạc vượt thời gian đến khán giả việt
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt và bài toán sống còn của doanh nghiệp
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...