Tài chính
Lơ lửng 'bóng ma' chiến tranh tiền tệ
Việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ kéo theo phản ứng hạ lãi suất của nhiều ngân hàng, tạo ra nguy cơ chiến tranh tiền tệ đe dọa hệ thống tài chính.
Đầu tháng này, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (POBC) đã hạ thấp tỷ giá đồng Nhân dân tệ, thiết lập ở mức vượt ngưỡng tâm lý quan trọng là 7,0 lần đầu tiên trong hơn 10 năm.
Đồng nội tệ Trung Quốc ngày hôm qua (23/8) tiếp tục suy giảm 0,15% so với đồng USD, đẩy tỷ giá về mức 7,074 CNY/USD tại thị trường nội địa.
Đây là phiên giảm thứ 6 của đồng Nhân dân tệ với tổng lượng sụt giảm là 0,7%, mạnh nhất trong các đồng tiền của khu vực châu Á trong cùng khoảng thời gian.
Động thái này được xem là một trong những biện pháp giúp hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc cạnh tranh hơn khi sang Mỹ, bù đắp phần thiệt hại do tăng thuế quan gây ra.
Tuy vậy, việc hạ giá không chỉ giúp Bắc Kinh cạnh tranh hơn khi vào Washington mà còn có lợi thế hơn khi vào các nước khác, kéo theo phản ứng hạ lãi suất của nhiều ngân hàng tại các nước như Ấn Độ, New Zealand, gây ra lo ngại dẫn đến cuộc chiến tranh tiền tệ.
Việc giảm lãi suất sẽ giúp đồng tiền mất giá bởi khi đó sẽ tạo ra tâm lý không còn muốn giữ đồng tiền, không muốn gửi tiết kiệm bởi lãi suất thấp hơn.
Chia sẻ tại sự kiện Café Quản trị tổ chức bởi Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân nhận định rằng, về bản chất, sẽ không có quốc gia nào được lợi trong chiến tranh tiền tệ bởi khi một nước phá giá tiền tệ, một nước khác cũng có khả năng hành động tương tự.
Ông đánh giá POBC rất thận trọng khi không dám phá giá quá nhiều và chủ yếu theo chính sách thăm dò.
“Nếu phá giá quá nhiều sẽ tạo ra tác động ngược khi khiến các nhà đầu tư mới không vào Trung Quốc còn các nhà đầu tư hiện có sẽ rút vốn”, ông phân tích.
Vị Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân nhận định xác suất xảy ra chiến tranh tiền tệ tương đối thấp trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống, cần thúc đẩy thu hút FDI cũng như giữ chân các nhà đầu tư hiện có.
Đối với Việt Nam, theo lý thuyết, đồng tiền sẽ lên giá do thặng dư của tài khoản vãng lai nhưng từ đầu năm đến nay, VND tương đối ổn định, giữ tỷ giá tương đối tốt so với các năm trước.
Theo ông Thế Anh, điều này nhờ vào dòng vốn chảy vào Việt Nam, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ FDI mà còn cả việc mua cổ phần.
Ông dự đoán tới cuối năm, VND mất giá khoảng 2% là khả thi và tỷ giá có thể chỉ dao động một chút.
Trao đổi bên lề hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Một số nhận định về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam” cuối tháng trước, chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho rằng có khả năng xảy ra chiến tranh tiền tệ.
Điều này xuất phát từ bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu giảm tốc và một trong những cách chống đỡ là kích thích kinh tế hoặc nới lỏng tiền tệ, gây áp lực giảm giá đồng tiền.
Tuy nhiên, ông cho biết không mong muốn xảy ra chiến tranh tiền tệ.
“Một chính sách tiền tệ phù hợp góp phần thúc đẩy tăng trưởng thì cần thiết, nhưng việc duy trì ổn định hệ thống tài chính toàn cầu rất quan trọng. Nếu không có sự phối hợp tốt, việc phục hồi tăng trưởng không khéo sẽ dẫn đến nguy cơ tồi tệ là đổ vỡ, khủng hoảng của hệ thống tài chính toàn cầu”.
Tài chính thế giới được đánh giá vẫn còn có những dấu hiệu không tốt như chỉ số chứng khoán tại một số nước quá cao, không phản ánh đúng nền kinh tế thật, ngân hàng ngầm lớn, nợ công cao và sự bất định của cuộc chiến thương mại.
“Nếu chỉ nhìn chính sách tiền tệ như một giải pháp để cứu nền kinh tế thực là rất chưa đủ, phải quan tâm tới sự ổn định, lành mạnh của thị trường tài chính toàn cầu”, vị chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.
Ông Thành nhận định chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô của Việt Nam đối diện với tình hình khá phức tạp do là nền kinh tế nhỏ, mức độ mở cửa lại lớn.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ trong nền kinh tế đang phải kham khá nhiều mục tiêu và những mục tiêu ấy trong nhiều trường hợp phải đánh đổi.
Do đó, Việt Nam phải đặt ra nhiều kịch bản và trong những kịch bản ấy, không thể bỏ qua kịch bản môi trường bên ngoài xấu đi để tăng cường khả năng chống chịu thông qua độ linh hoạt của chính sách tiền tệ hay lành mạnh hóa hệ thống tài chính.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần ứng xử khéo léo để giảm thiểu rủi ro, có thể tận dụng lợi ích để thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng.
“Cách ứng xử phải khéo nhưng phải thật, không phải giả vờ”, ông Thành nhấn mạnh.
Đối sách nào cho Việt Nam khi nhân dân tệ hạ giá giữa thương chiến Mỹ - Trung
Moody's: Việt Nam nên thận trọng hơn với chính sách nới lỏng tiền tệ
Theo Moody's Investors Service, Việt Nam cần phải thận trọng hơn với chính sách nới lỏng tiền tệ vì nó có thể gây rủi ro cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Thêm một quốc gia cấm các giao dịch tiền tệ kỹ thuật số
Ngân hàng trung ương Indonesia sẽ cấm các công ty công nghệ tài chính sử dụng nền tảng tiền tệ kỹ thuật số, điển hình là Bitcoin, để thu hút các nhà đầu tư.
Chuyển đổi số trong ngành xuất bản: Cơ hội và thách thức
Cùng khám phá xu hướng chuyển đổi số trong ngành xuất bản, tập trung vào chiến lược phát triển sách điện tử bản quyền của Alpha Books và Akishop tại Việt Nam.
Hanoi Melody Residences có mức giá tốt khiến người mua sốt sắng
Khi thị trường căn hộ Hà Nội chưa có dấu hiệu dừng đà tăng giá, thì tổ hợp căn hộ ngay tại nội đô là Hanoi Melody Residences lại ghi nhận mức giá tốt bất ngờ, dự kiến chỉ từ 58 triệu đồng/m2.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình
TheLEADER trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'
Vĩnh Hoàn dự báo tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối năm, nhờ xuất khẩu khả quan vào mùa cao điểm, và việc tăng tích trữ hàng trước khi ông Trump công bố chính sách thuế mới.
Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn
Làm thế nào để tối ưu năng suất công việc mà không bị căng thẳng? Hãy tổ chức lại bản thân để giải phóng trí óc, tập trung vào những điều thật sự xứng đáng.
Mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Vẫn cần nhà nước hỗ trợ
Việc thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại là cơ chế đúng đắn, tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ các vướng mắc.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
TheLEADER trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.