Phát triển bền vững

Lối đi nào cho các siêu dự án khai thác bauxite?

Nguyễn Cảnh Thứ hai, 31/07/2023 - 10:13

Hoạt động quản lý khai thác bauxite tại Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn do chồng lấn quy hoạch.

Tính đến nay, Bộ Tài nguyên và môi trường đã cấp 4 giấy phép thăm dò bauxite (tại thời điểm từ 2005 tới 2010) tại tỉnh Lâm Đồng. 

Các dự án này có tổng diện tích thăm dò khoảng 20.250ha thuộc địa bàn TP. Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh. Chủ đầu tư các dự án gồm: Công ty TNHH MTV Hóa chất cơ bản miền Nam, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Theo Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, khu vực đã được cấp phép thăm dò khai thác quặng bauxite chồng lấn gần 2.400ha rừng tự nhiên.

Điển hình, tổng diện tích bị tác động bởi 4 giấy phép thăm dò khoáng sản rất lớn, nên việc đối chiếu với các quy hoạch (như quy hoạch xã nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng và các quy hoạch ngành khác) để kiểm tra, tính toán các số liệu về đất đai, công trình dự án, dân cư bị ảnh hưởng cần nhiều thời gian và sự phối hợp giữa các ngành.

Sở Công thương cho biết, hiện các khu vực thăm dò khoáng sản bauxite tại TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm có một số tuyến đường giao thông (bao gồm cả tuyến quy hoạch) nằm trong diện tích khu vực thăm dò như quốc lộ 55, ĐT 725, ĐT726, đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, đường tránh phía Tây Bảo Lộc…). 

Hiện trạng đã hình thành các khu dân cư, hạ tầng ổn định từ trước dẫn đến việc quy hoạch khoáng sản bauxite vùng Bảo Lộc - Di Linh gặp nhiều vướng mắc, khó triển khai.

Đáng chú ý, khu vực đã được cấp phép thăm dò khai thác quặng bauxite chồng lấn quy hoạch lâm nghiệp (đối tượng rừng phòng hộ 11ha, rừng sản xuất khoảng 4.900ha và phần còn lại là đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp khoảng 16.250ha).

Theo bản đồ kèm theo quyết định 299/QĐ-UB, khu vực đã cấp phép thăm dò ảnh hưởng đất rừng khoảng 4.460ha (trong đó rừng tự nhiên gần 2.400ha). Nếu triển khai thực hiện sẽ ảnh hưởng độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Sở Công thương nhấn mạnh.

Trước thực trạng này, sở kiến nghị một số nội dung liên quan tới quy hoạch bauxite. Cụ thể, đề nghị UBND tỉnh có ý kiến điều chỉnh đưa toàn bộ diện tích quy hoạch bauxite khoảng 1.070ha ra khỏi phạm vi TP. Bảo Lộc vì diện tích thành phố quá nhỏ (khoảng 230km2) nhằm không phá vỡ các quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

TP. Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh là đô thị hạt nhân phía nam của tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận, phát triển tiệm cận tiêu chuẩn đô thị loại I (Quyết định số 1848 của Thủ tướng hồi tháng 12/2018). Một số dự án trọng điểm của tỉnh, huyện đã và đang được triển khai, như dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, hồ, đập…liên quan đến nhiều lĩnh vực (chưa lập hồ sơ thủ tục về đất đai) nên chưa có ranh giới, diện tích cụ thể.

Do đó, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đề nghị các cơ quan thẩm quyền khảo sát, đánh giá thêm không đưa vào thăm dò, cấp phép, khai thác, chế biến bauxite ở các điểm trung tâm xã, thị trấn, khu dân cư tập trung, khu độ thị và một số dự án để đảm bảo phù hợp thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Theo rà soát, quy hoạch bauxite tác động đến khu vực quy hoạch đất ở nông thôn và các điểm dân cư nông thôn, giao thông, các công trình kinh tế xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến khu dân cư đông đúc và khu vực trung tâm của các huyện Bảo Lâm, Di Linh, TP. Bảo Lộc. Sở đề nghị xem xét điều chỉnh giảm khoảng 2.370ha diện tích của 4 giấy phép thăm dò bauxite (trong đó: huyện Bảo Lâm khoảng 1.860ha, TP. Bảo Lộc khoảng 414ha, huyện Di Linh 95ha).

Ngoài ra, sở cũng đề nghị điều chỉnh khoảng 2.400ha rừng tự nhiên (nhất là rừng phòng hộ) ra khỏi khu vực đã được cấp phép thăm dò khai thác quặng bauxite.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  14 giờ

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Phát triển bền vững -  3 ngày

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  3 ngày

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa

Phát triển bền vững -  4 ngày

Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  6 ngày

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  14 phút

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  33 phút

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  34 phút

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  44 phút

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh

Tủ sách quản trị -  11 giờ

Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  11 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Đọc nhiều