Địa chấn Cocobay Đà Nẵng: Condotel có phải là tội đồ?
Mô hình không sai nhưng bị bóp méo trong bối cảnh thiếu vắng khung khổ pháp lý có thể dẫn đến có thêm dự án condotel đổ vỡ sau cú sốc Cocobay.
Hơn một nửa khách hàng đã mua căn hộ condotel tại Cocobay chọn phương án thanh lý hợp đồng mua bán và nhận lại tiền sau khi chủ đầu tư tuyên bố dừng trả lợi nhuận cam kết.
Theo nguồn tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô, sau nhiều tháng nỗ lực đàm phán, phần lớn khách hàng đã đưa ra lựa chọn rõ ràng đối với các phương án được chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng đưa ra sau khi dừng trả thu nhập cam kết từ đầu năm nay.
Trong tổng số hơn 1.800 khách hàng đã mua căn hộ du lịch và khách sạn boutique, gần 200 khách hàng lựa chọn phương án nhận lại tài sản, với tổng giá trị tài sản nhận lại khoảng 1.000 tỷ đồng.
Đây chính là giải pháp thứ hai được Thành Đô đưa ra, theo đó, chủ đầu tư sẽ bàn giao lại các sản phẩm condotel để khách tự kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng mà không nhận bất kỳ một khoản lợi nhuận cam kết nào như đã ký.
Các khách hàng nếu tự kinh doanh cũng phải đóng một khoản phí vận hành, sử dụng nhất định và chủ đầu tư đang làm việc với UBND thành phố Đà Nẵng để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho những tài sản này vào quý cuối năm nay.
Trong khi đó, có 300 khách hàng lựa chọn giải pháp thứ nhất là tiếp tục đồng hành với chủ đầu tư. Với phương án này, khách hàng có thể giữ nguyên loại hình condotel như hợp đồng đã ký hoặc chuyển đổi thành căn hộ để ở để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Nếu lựa chọn cách chuyển đổi loại hình, khách hàng có thể tự kinh doanh hoặc phối hợp với đơn vị quản lý để cho thuê. Nếu giữ nguyên loại hình condotel, chủ đầu tư giao lại cho đơn vị quản lý vận hành được chủ đầu tư lựa chọn để cho thuê, với lợi nhuận đề xuất là 5%/năm, thấp hơn một nửa so với cam kết lợi nhuận trước đây.
Hiện nay, chủ đầu tư đang làm việc với nhóm khách hàng này để hoàn thiện các thủ tục cho thuê.
Phương án được nhiều khách hàng lựa chọn nhất là thanh lý các condotel đã ký hợp đồng, chủ đầu tư hoàn lại tiền theo nguyên giá trong hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng nêu rõ sẽ khấu trừ một số khoản như chi phí hỗ trợ lãi vay ngân hàng, phí phát hành bảo lãnh và một nửa số chi phí hoa hồng tương ứng 2,5% giá trị căn hộ. Việc chi trả tiền của chủ đầu tư sẽ có thời hạn đến 30/9/2020. Trong thời gian chưa chi trả, chủ đầu tư sẽ thanh toán lãi suất 10% mỗi năm đối với số tiền đó.
Nguồn tin từ chủ đầu tư cho biết, có khoảng 1.000 khách hàng lựa chọn phương án này, trong đó nhóm đầu tiên nhận tiền vào 31/3/2020 và 30/06/2020. Khoản tiền này nằm trong gói tín dụng 500 tỷ đồng do ngân hàng SHB cung cấp để chi trả theo cam kết của Thành Đô. Nhóm thứ hai sẽ nhận tiền từ 30/9 - 31/12/2020.
Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch Thành Đô cho biết, ông trân trọng sự đồng hành của SHB khi trong lúc khó khăn do dịch Covid-19 vẫn thu xếp gói tín dụng 500 tỷ đồng cho Thành Đô để chi trả cho khách hàng.
Hiện vẫn còn 400 khách hàng chưa chọn giải pháp nào và đang theo dõi Thành Đô chi trả và thực hiện các giải pháp như thế nào trước khi quyết định.
Ngoài ra, khoảng 30 người không đồng ý giải pháp nào, thường xuyên tổ chức các cuộc căng băng rôn phản đối và chủ đầu tư vẫn đang nỗ lực đàm phán, tiếp tục đối thoại.
Trước đó, đại diện Thành Đô cho biết, nếu các chủ sở hữu không lựa chọn bất kỳ giải pháp nào do chủ đầu tư đưa ra thì công ty sẽ bàn giao lại tài sản đã hình thành theo hợp đồng mua bans cho khách hàng và chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và chủ đầu tư.
Dự án Cocobay có tổng diện tích đất 51ha ở phía Nam thành phố Đà Nẵng, giáp ranh tỉnh Quảng Nam. Chủ đầu tư đã rót trên 8.000 tỷ đồng để xây dựng tổng cộng 3.000 phòng khách sạn và căn hộ condotel, chưa kể tiền sử dụng đất đã đóng.
Hầu như tất cả những bất động sản này đã được bán hết khi chủ đầu tư cam kết trả mức lợi nhuận lên tới 12%/năm, trong vòng tám năm. Tuy nhiên, cuối năm ngoái, chủ đầu tư tuyên bố không tiếp tục trả lợi nhuận như đã cam kết với lý do nhiều hạng mục dự án bị đình trệ do thủ tục đầu tư khó khăn, nguồn thu từ kinh doanh không đủ để chi trả lợi nhuận cam kết.
Chủ đầu tư đã đưa ra bốn phương án giải quyết với khách hàng khi dừng trả lợi nhuận cam kết, đồng thời tái cấu trúc dự án, trong đó chuyển đổi một phần căn hộ condotel thành căn hộ chung cư, điều chỉnh quy hoạch và tiến độ xây dựng các công trình còn lại.
Mô hình không sai nhưng bị bóp méo trong bối cảnh thiếu vắng khung khổ pháp lý có thể dẫn đến có thêm dự án condotel đổ vỡ sau cú sốc Cocobay.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cen Group lý giải về những sai lầm có thể dẫn đến đổ vỡ của dự án condotel như trường hợp của Cocobay.
Mỗi nhóm khách hàng có những toan tính riêng khi cân nhắc tiếp tục hay rời cuộc chơi ở Cocobay.
Chủ đầu tư tổ hợp Cocobay tại Đà Nẵng nỗ lực tháo gỡ vướng mắc và tìm hướng đi mới khả thi hơn.
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.