Leader talk

Luận bàn về chuyện giải cứu hàng nông sản ở Hải Dương

Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Thứ hai, 08/03/2021 - 08:46

Trên đất nước này diễn ra song song hai hình ảnh trái ngược về giải cứu nông sản những lúc khó khăn của Hải Dương cũng như các tỉnh thành phố khác.

Su hào, bắp cải, cà chua, cà rốt … những loại nông sản được giải cứu đợt này. Ảnh: Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Gần 1 tháng nay rộ lên câu chuyện giải cứu hàng hóa nông sản ở tỉnh Hải Dương do bị ách tắc lưu thông thời có dịch Covid làm cho hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa gặp rất nhiều khó khăn. 

Câu chuyện giải cứu hàng nông sản ở Việt Nam là “chuyện thường ngày ở huyện”, đã diễn ra nhiều năm mà Việt Nam chưa khắc phục được một cách cơ bản. 

Nguyên nhân chính của tình trạng trên trước tiên là do sản xuất hàng hóa nông sản ở Việt Nam hiện nay ngày càng tăng trưởng và khối lượng rất lớn theo từng mùa vụ, nguồn cung cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu rất dồi dào nhưng hệ thống phân phối sự liên kết giữa các vùng miền hạ tầng vận chuyển, chi phí logistics đã gây thêm những khó khăn cho hàng nông sản Việt. 

Một nguyên nhân nữa là chính những người đứng ra giải quyết việc ách tắc hàng hóa nông sản đã chưa coi nông sản là của gia đình mình, nhà mình làm ra.

Tiếp đến, hàng hóa sản xuất ra kể cả hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn mới chỉ có 10% vào được siêu thị mặc dù phải qua rất nhiều cửa ải khó khăn bao gồm chi phí chiết khấu nhập tịch đầu kệ… ngoài ra họ còn bị ép giá, ép cấp khi muốn đứng chân thương hiệu của mình tại hệ thống phân phối hiện đại. 

Chính vì vậy mà rau sạch, rau an toàn phải dội ngược trở lại thị trường tự do, bán lẫn với rau không sạch với giá tương đương. Vì vậy việc khuyến khích trồng sản phẩm sạch chưa mấy hấp dẫn với người nông dân Việt Nam hiện nay. Rau sạch, rau an toàn có lẽ chủ yếu dành cho tầng lớp trung lưu trở lên mới dám bước chân vào siêu thị, 90% người nghèo, người thu nhập thấp mua rau quả ở chợ, hàng rong và vỉa hè.

Quay trở lại tình hình ở Hải Dương cho thấy hàng vạn tấn nông sản thực phẩm như cà chua, cà rốt, bắp cải xu hào đã đến mùa thu hoạch để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, trong đó 70% qua cảng Hải Phòng để xuất khẩu đi các nước. Hải Dương phụ thuộc hoàn toàn vào đường vận chuyển ra biển. 

Câu chuyện nổi lên đó là do có dịch nên thành phố Hải Phòng đã quá co cụm lại, không cho xe vận tải hàng hóa vào cảng của mình. Lệnh đó chỉ được giải tỏa khi Chính phủ có ý kiến là xóa bỏ các trạm kiểm soát trên dọc đường, không “ngăn sông cấm chợ”.

Luận bàn về câu chuyện giải cứu hàng nông sản ở Hải Dương
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội. Ảnh VOV1

Qua sự việc trên cho thấy mấy vấn đề như sau: Thứ nhất, khi có chuyện ách tắc hàng hóa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thì các bộ ngành và kể cả tỉnh Hải Dương chưa làm quyết liệt, mạnh mẽ, tập trung vào giải quyết tại chỗ để khơi thông nguồn hàng mà trong một tuần chỉ có các công văn đi, công văn lại báo cáo cấp trên và ngang cấp với nhau mà thôi.

Thứ hai, lệnh của Hải Phòng ban đầu còn gây khó cho tỉnh bạn, mang tính ngăn sông cấm chợ, thiếu tính chia sẻ, chưa đặt địa vị là hàng hóa của mình để giải quyết nên mới xảy ra tình trạng hàng chục ngày ứ đọng như vậy. Thật ra, “chúng ta đang tự hại chúng ta” trong sự việc này. 

Kết thúc sự việc giải cứu nông sản ở Hải Dương cho thấy, cần có những kịch bản sẵn cho những tình huống cần giải cứu hàng hóa lúc có dịch hay không có dịch ở các tỉnh thành phố ở nước ta, từ đó cứ theo kịch bản để thực hiện, giảm bớt các công văn báo cáo không cần thiết, tốn thời gian chi phí mà đem lại những kết quả tức thời. 

Xu hào, cải bắp chỉ 1-2 ngày đã từ tươi xuống héo, nông sản không chờ những hành động chậm trễ, thậm chí quan liêu, thiếu tính chia sẻ như thời gian vừa qua.

Ngược lại với những động thái và hình ảnh chưa được tích cực trọn vẹn trong giải cứu ở trên thì bà con, một số siêu thị ở Hà Nội và các tỉnh lại mở rộng lòng đón hàng giải cứu của Hải Dương một cách tích cực và nhanh chóng, mặc dù vẫn chú ý đến yếu tố chống dịch trong quá trình giải cứu. 

Như vậy trên đất nước này diễn ra song song hai hình ảnh trái ngược về giải cứu nông sản những lúc khó khăn của Hải Dương cũng như các tỉnh thành phố khác. Điều đó làm chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn cho quyền lợi của những người nông dân một sương hai nắng thường xuyên làm ra của cải vật chất cho xã hội thụ hưởng.

Rồi đây trong năm 2021 và những năm tiếp theo, không ai khẳng định là không còn chuyện giải cứu nông sản. Chính vì vậy, các bộ ngành, các địa phương cần phải rút ra những bài học cho những chuyện giải cứu kế tiếp nếu có.

Bộ Công thương gỡ khó cho tiêu thụ nông sản vùng dịch Covid

Bộ Công thương gỡ khó cho tiêu thụ nông sản vùng dịch Covid

Tiêu điểm -  3 năm
Bộ Công thương đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện việc tạo điều kiện thuận lợi cho thu mua, tiêu thụ nông sản vùng dịch nhằm đảm bảo hàng hóa, nông sản được lưu thông một cách kịp thời, hiệu quả.
Bộ Công thương gỡ khó cho tiêu thụ nông sản vùng dịch Covid

Bộ Công thương gỡ khó cho tiêu thụ nông sản vùng dịch Covid

Tiêu điểm -  3 năm
Bộ Công thương đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện việc tạo điều kiện thuận lợi cho thu mua, tiêu thụ nông sản vùng dịch nhằm đảm bảo hàng hóa, nông sản được lưu thông một cách kịp thời, hiệu quả.
Bộ Công thương gỡ khó cho tiêu thụ nông sản vùng dịch Covid

Bộ Công thương gỡ khó cho tiêu thụ nông sản vùng dịch Covid

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ Công thương đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện việc tạo điều kiện thuận lợi cho thu mua, tiêu thụ nông sản vùng dịch nhằm đảm bảo hàng hóa, nông sản được lưu thông một cách kịp thời, hiệu quả.

Tắc tiêu thụ nông sản vùng dịch

Tắc tiêu thụ nông sản vùng dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Hàng hoá tại các địa phương trong vùng dịch bị ách tắc, không thể tiêu thụ, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Chính sách vượt bão Covid-19 của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản

Chính sách vượt bão Covid-19 của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản

Tiêu điểm -  3 năm

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nông sản đã tìm ra những phương án để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, cũng như chuẩn bị sẵn cho giai đoạn “sống chung với lũ”.

An ninh lương thực đe dọa cả những quốc gia xuất khẩu nông sản

An ninh lương thực đe dọa cả những quốc gia xuất khẩu nông sản

Phát triển bền vững -  4 năm

Tuy có sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhưng đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, an ninh lương thực vẫn chưa được đảm bảo do vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng và hoạt động nông nghiệp gây hại cho môi trường.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  7 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  10 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  12 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  12 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".