Leader talk
Luật sư Trương Thanh Đức: 'Đã đến lúc phải thừa nhận quyền sở hữu đất trong Hiến pháp'
Đó là quan điểm của luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, UV Ban chấp hành Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, khi phân tích về các bất cập trong quản lý đất đai hiện nay.

Theo luật sư Đức, hai nhóm vấn đề nổi cộm nhất trong quản lý đất đai hiện nay cần sớm được giải quyết kịp thời là chế độ sở hữu tài sản và quyền sở hữu, quyền sử dụng đất.
Thứ nhất, đối với chế độ sở hữu tài sản, ông Đức cho rằng, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với kinh tế thị trường, buộc phải thừa nhận tư hữu, công nhận và bảo vệ quyền sở hữu là động lực phát triển.
Vì vậy, theo ông Đức, phải sửa một số nội dung của Hiến pháp. Hiện nay Hiến pháp quy định đất từ chỗ là tài sản, cụ thể là vật, là bất động sản, đã bị biến thành quyền tài sản.
"Cái mà người dân và doanh nghiệp có trong tay không phải là bất động sản mà chỉ là quyền tài sản theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự năm 2015", vị luật sư này nhận định.
Thứ hai, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất; theo ông Đức, đất đai tồn tại nhiều triệu năm, tuy nhiên, hiện nay xét về pháp lý vẫn không biết nó là cái gì? Bởi chỉ người sở hữu đất mới có quyền bán đất, có quyền thế chấp đất theo Bộ luật Dân sự, còn người sử dụng đất thì không có quyền bán đất, thế chấp đất.
"Thế là từ quyền sở hữu đất, trong đó có quyền sử dụng lại phải đẻ ra khái niệm quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất. Phải hiểu luật qua phiên dịch rằng, quyền sử dụng đất là quyền tài sản, tức là tài sản, nên người có quyền sử dụng cũng là người có quyền sở hữu với quyền sử dụng", ông Đức phân tích.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người và các trường hợp không thể phân biệt được giữa việc sử dụng đất và việc sử dụng quyền sử dụng đất, giữa thế chấp quyền sử dụng đất và thế chấp đất khác nhau như thế nào.
Không minh bạch thông tin đất đai: Nguồn cơn của xung đột và những hệ lụy
Nêu quan điểm tại Hội thảo "Pháp luật và thực tiễn về tiếp cận đất đai của doanh nghiệp tại Việt Nam" do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, Chủ tịch Basico nhận định, không ai được bán hay thế chấp đất mà chỉ bán, thế chấp quyền sử dụng đất.
Song khi Nhà nước đấu giá thì gọi là bán quyền sử dụng đất, còn khi dân bán thi lại phải gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà không được gọi là bán, mặc dù rõ ràng là có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất.
Trong khi đó, quyền sử dụng đất nếu như chỉ là quyền sử dụng thì cơ quan hành chính mới có quyền thu hồi, còn đã là quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự thì không thể thu hồi, chỉ Toà án mới có quyền quyết định.
Do đó, lúc quản lý, thu hồi, giao dịch thì chỉ coi như là quyền sử dụng, lúc vướng mắc, xung đột, mâu thuẫn, chồng chéo, sai trái về pháp lý thì cho là quyền sở hữu. "Càng đọc, càng hiểu, càng làm thì càng thấy loạn từ ngữ, loạn suy nghĩ, loạn pháp lý", ông Đức nói.
Từ những bất cập trên, Chủ tịch Công ty Luật Basico kiến nghị, cần xử lý đúng bản chất, quy định về đất đai theo nguyên lý tài sản và cuộc sống đòi hỏi, không nên đánh tráo khái niệm giữa việc "sử dụng đất" và "quyền sử dụng đất".
"Đã đến lúc phải thừa nhận quyền sở hữu đất trong Hiến pháp nếu không muốn loạn luật. Sau đó, soạn thảo lại Luật Đất đai, chứ không nên sửa chữa lặt vặt, trong khi lại bỏ qua vấn đề cốt yếu của quản lý đất đai", luật sư Đức khẳng định.
Hà Nội khẳng định "tham nhũng, thất thoát ngân sách rất khó xảy ra" tại các dự án BT
Hà Nội đổi 158ha đất lấy 13km đường
Hà Nội vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho bốn dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao có tổng vốn đầu tư 5.727 tỷ đồng.
Lỗ hổng lớn trong định giá đất đai
Giá đất quy định trong bảng giá đất của các địa phương chỉ tương đương khoảng 30 - 50% giá thị trường.
Yêu cầu tạm dừng giao dịch đất đai tại các đặc khu kinh tế: 'Sai luật nhưng cần thiết và nên làm'
Đó là khẳng định của ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hòa trước quyết định của tỉnh này trong việc tạm dừng chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại đặc khu kinh tế tương lai Bắc Vân Phong.
Sẽ cắt giảm nhiều 'giấy phép con' trong lĩnh vực đất đai
Sau khi rà soát, Bộ Tài nguyên và môi trường đã có dự thảo đề xuất Thủ tướng Chính phủ đồng ý cắt giảm hơn 46% điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường do bộ quản lý.
Doanh nhân Thái Hương: Sử dụng dữ liệu vào sản xuất là điều bắt buộc trong kỷ nguyên mới
Việc chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để đưa công nghệ đi vào quy trình sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Dữ liệu là tài nguyên mở, cần được chia sẻ và lan tỏa, nhưng đó cũng là tài sản của doanh nghiệp…
Du lịch Việt Nam: Thách thức tiềm ẩn sau vầng hào quang
Dù liên tục ghi nhận kết quả tích cực sau Covid-19, du lịch Việt Nam vẫn chậm chân hơn nhiều với các nước láng giềng, đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề nội tại.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?
MSB và ADB ký kết thỏa thuận ngân hàng xác nhận
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã chính thức ký kết thỏa thuận ngân hàng xác nhận (Confirming bank agreement - CBA). Thoả thuận này có hiệu lực từ ngày 25/02/2025.
DIC tái khởi động kế hoạch huy động vốn từ cổ đông
Năm ngoái, DIC cũng từng có ý định chào bán 200 triệu cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng từ cổ đông nhưng bất thành
Doanh nhân Thái Hương: Sử dụng dữ liệu vào sản xuất là điều bắt buộc trong kỷ nguyên mới
Việc chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp là con đường ngắn nhất để đưa công nghệ đi vào quy trình sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Dữ liệu là tài nguyên mở, cần được chia sẻ và lan tỏa, nhưng đó cũng là tài sản của doanh nghiệp…
Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật
Ngành nông nghiệp đang bị kìm hãm bởi nhiều quy định vô lý làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng
Hãng hàng không quốc gia triển khai nâng cao năng lực xử lý khủng hoảng thông qua chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng trong hai ngày 27 - 28/3/2025.
Từng là 'mỏ vàng', vì sao shophouse đang dần mất giá?
Nở rộ nhưng theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, không dễ để các shophouse có thể kinh doanh thành công và mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.
Bùng nổ ngân hàng số nhưng lợi nhuận vẫn là dấu hỏi
Các ngân hàng số không chỉ cần tăng trưởng về số lượng người dùng mà còn phải xây dựng một chiến lược kinh doanh bền vững, đảm bảo khả năng sinh lời lâu dài.