Tiêu điểm
Lý do doanh nghiệp khó vay gói hỗ trợ tín dụng 600 nghìn tỷ
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp hơn trong mùa dịch phải có tài sản đảm bảo, chứng minh được dòng tiền và hiệu quả của dự án.
Vào đầu tháng 3/2020, Chính phủ thông báo chính thức có gói tín dụng 250.000 tỷ đồng của các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ cho vay trong mùa dịch Covid-19. Gói này sau đó đã được nâng lên 285.000 tỷ đồng khi có thêm nhiều ngân hàng muốn tham gia. Đến 10/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, tổng gói tín dụng mà ngành ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân đã lên tới hơn 300.000 tỷ đồng.
Ngày 17/4, gói tín dụng này được nâng quy mô lên 600.000 tỷ đồng, dành cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, tập đoàn và khách hàng cá nhân.

Tuy nhiên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ “kêu ca” với ông rằng họ tìm đến ngân hàng nhưng nhiều ngân hàng nói chưa thể cho vay vì chưa có hướng dẫn, doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, doanh nghiệp đang đóng cửa…
“Cứ thế này bao nhiêu ngàn doanh nghiệp sẽ lao đao, khốn khó. Thế thì gói nào cho những doanh nghiệp đó?”, ông Hiếu đặt vấn đề tại hội nghị trực tuyến "Áp dụng nền tảng số cho SMEs bình ổn hoạt động sản xuất kinh doanh và kết nối vốn - Thời kỳ hậu Covid-19".
Do vậy, vị chuyên gia này đề xuất, Chính phủ cần một gói riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mức độ ít nhất 2% GDP lên khoảng 150.000 tỷ đồng, có thể qua cơ chế quỹ bảo lãnh tín dụng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, ngành ngân hàng đã sớm vào cuộc từ ngày 3/1/2020 là thời điểm dịch mới xảy ra dù chưa xác định được mức độ thiệt hại. Dựa vào diễn biến dịch bệnh, các biện pháp, chính sách cũng đã lần lượt được ban hành và đến ngày 13/3, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Kết quả triển khai đã tổ chức cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ được khoảng gần 30.000 tỷ đồng tính đến ngày 17/4. “Điều này có nghĩa là khách hàng có nhu cầu vay vốn tiếp tục sản xuất kinh doanh và có phương án khả thi thì sẽ được ngân hàng cho vay với lãi suất giảm so với trước dịch. Thông điệp rất rõ ràng, công khai”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, đó là hành động quyết liệt của ngành ngân hàng để các doanh nghiệp yên tâm. Thông tư 01 vừa được ban hành hơn một tháng, nếu muốn làm được, các tổ chức tín dụng phải tổ chức rà soát, đánh giá yếu tố pháp lý của các doanh nghiệp, xem khách hàng nào ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp để từ đó áp dụng mức giảm lãi suất cho phù hợp, tuỳ theo chính sách của các ngân hàng thương mại.
Chẳng hạn, Vietcombank đã thông báo giảm 10% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp và giảm 5% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi dịch Covid-19.

“Muốn làm nhưng không làm nhanh được. Vừa rồi tôi với ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đi khảo sát tình hình triển khai ở một số ngân hàng, nhưng cần phải thông cảm cho họ vì các ngân hàng cũng là doanh nghiệp. Ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp trên cơ sở có khả năng chứ không phải hỗ trợ vô điều kiện. Các ngân hàng cũng đã giảm chi phí, tiền lương, thưởng, không chia cổ tức để hỗ trợ doanh nghiệp”, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Ngành ngân hàng tuyên bố không bao giờ thiếu vốn, nhưng vốn đầu tư phải vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả cả gốc và lãi
Ông Nguyễn Quốc Hùng
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước)
Ông Hùng cũng nhấn mạnh, gói hỗ trợ tín dụng 300.000 tỷ đồng (sau này đã được nâng lên 600.000 tỷ đồng) cũng thể hiện thông điệp tới các doanh nghiệp là ngành ngân hàng không thiếu tiền, vấn đề là sức hấp thụ của nền kinh tế như thế nào vì trên thực tế cho thấy, sức hấp thụ của nền kinh tế đã giảm khá mạnh trong thời gian qua.
Theo đó, doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp hơn trong mùa dịch phải có tài sản đảm bảo, chứng minh được dòng tiền và hiệu quả của dự án. Vì đây là vốn tự nguyện của ngân hàng, không phải vốn ngân sách nên cho vay phải thu hồi được cả vốn và lãi.
“Việc cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ là ưu ái rồi, là để cho các doanh nghiệp được sống. Không có khả năng trả nợ thì được kéo dài đến tối đa 12 tháng, không bị chuyển sang nhóm nợ xấu để tiếp tục được vay”, ông Hùng nói.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng ,những doanh nghiệp muốn được ưu đãi vay với lãi suất thấp hơn trong mùa dịch cần chia sẻ với ngành ngân hàng để đánh giá rà soát, tìm hướng đi mới trong lúc khó khăn, cơ cấu lại chính mình, đánh giá các phương án có hiệu quả để đặt vấn đề với ngân hàng.
“Nếu thiếu tài sản đảm bảo thì để ngân hàng quản lý dòng tiền, nếu như vậy, không có ngân hàng nào từ chối cho vay cả vì vừa có thể hỗ trợ doanh nghiệp, vừa cho vay mà đảm bảo an toàn về vốn, ít rủi ro”, ông Hùng cho biết thêm.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và phát triển trong buổi giao lưu trực tuyến "Sống sót qua đại dịch Covid-19" đã nhận định, khoản vay ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp đợt này khác hẳn với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009.

Cụ thể, vào thời điểm hơn mười năm trước, khi cho vay ưu đãi, ngân sách sẽ bù đắp vào chênh lệch lãi suất. Còn lần này, trừ ngân hàng Chính sách xã hội, thì đây là ưu đãi của các ngân hàng thương mại, sử dụng nguồn thu nhập của mình để giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Do vậy khi xem xét khoản cho vay này, ngân hàng sẽ tuân thủ theo quy định, quy chế của họ trong thực hiện các khoản vay.
"Ngân hàng cũng có tính toán của họ, có trách nhiệm với việc hoàn vốn, tính đến rủi ro trong khoản cho vay. Do vậy, cần tiếp cận từ hai phía, ngân hàng cần tìm mọi cách để đơn giản hoá thủ tục. Doanh nghiệp cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi, chuẩn bị điều kiện để sản xuất khi nền kinh tế phục hồi và có dòng tiền để trả ngân hàng", Giám đốc Học viện Chính sách và phát triển nói.
Không chỉ vậy, ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp vừa và nhỏ với nền tảng, điều kiện, tích lũy chưa có nhiều nếu không có kế hoạch phát triển công ty sau dịch thì việc đi vay ngân hàng trong mùa dịch sẽ trở thành gánh nặng cho chính họ và ảnh hưởng đến cả ngân hàng.
"Tôi khuyên doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu chưa có kế hoạch tốt cho hậu dịch thì không nên vay. Doanh nghiệp có nền tảng, điều kiện ổn định hơn, tốt hơn, thanh khoản hơn thì kiếm dự trữ mới thật tốt, trong nguy có cơ, sau dịch thị trường ổn định rồi thì hồi phục lại. Giải pháp tài chính tốt sẽ như lò xo bật lại, phát triển tốt hơn, cân bằng lại giai đoạn khó khăn", ông Anh nói.
Doanh nghiệp phải tự thay đổi để sống sót qua khủng hoảng Covid-19
Những ngân hàng bị kiểm toán lưu ý nợ xấu
Các khoản nợ xấu, lãi dự thu nếu được trích lập dự phòng đầy đủ sẽ giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng.
Khi ngân hàng khuyên doanh nghiệp 'cố gắng đừng kêu'
Chủ doanh nghiệp là người hiểu rõ vấn đề của công ty nhất nên họ cũng chính là người có khả năng tốt nhất trong việc nhanh chóng cứu doanh nghiệp vượt ra khỏi khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra hiện nay.
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất vì Covid-19
Sau chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hàng loạt ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngân hàng không nên chia cổ tức để nguồn lực giảm lãi suất
Chỉ thị mới đây của Ngân hành Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và không chia cổ tức để tiền tập trung nguồn lực giảm lãi suất.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
10 kỷ lục tiêu biểu của Ý và cơ hội cho doanh nghiệp Việt
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.