Lý do tăng thuế với các loại đồ uống chưa thuyết phục

Thu Phương Thứ năm, 14/09/2017 - 15:10

Dự thảo luật sửa đổi 5 luật thuế của Bộ Tài chính nếu được thông qua sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty nước giải khát.

Ông Vũ Tú Thành, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN. Ảnh VTVcap

Việc áp thuế chưa thuyết phục

Liên quan đến đề xuất của Bộ Tài chính điều chỉnh thuế VAT tăng từ 10% lên 12% đối với nước giải khát, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất nước ngọt 10% và đánh thêm thuế suất thuế VAT áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%, tại hội thảo "Góp ý vào đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 Luật thuế" do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Vũ Tú Thành, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết, dự thảo luật này của Bộ Tài chính nếu được thông qua sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty nước giải khát.

Cụ thể, các doanh nghiệp này sẽ phải chịu nhiều loại thuế với mức tăng và bổ sung như thuế VAT tăng từ 10% lên 12%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 10% và mức thuế suất VAT áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tăng thuế VAT - VÌ AI THẾ?

Thị trường giá các sản phẩm nước giải khát sẽ tăng ít nhất 12%, ảnh hưởng đến việc doanh số tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, chi phí sản xuất sẽ tăng lên do mức tăng thuế suất VAT áp dụng cho đường. Tất cả các yếu tố này sẽ gây ra những hệ luỵ như tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm doanh thu có thể kéo theo giảm qui mô sản xuất, giảm lao động và giảm thuế CIT của doanh nghiệp. Đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của luật thuế này sẽ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Thành cho biết.

Cũng theo ông Thành, các cơ sở để áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt chưa thuyết phục. Theo đó, Bộ Tài chính đưa ra ba cơ sở để áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt như cơ cấu lại thuế để tăng ngân sách, phù hợp với xu hướng quốc tế và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, cụ thể là bệnh béo phì và tiểu đường.

"Trong khi đó chưa có cơ sở chứng minh một cách khoa học về việc liệu nước ngọt có phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường và béo phì không và nếu đánh thuế lên nước ngọt thì liệu có giảm được tỷ lệ béo phì và tiểu đường hay không?".

"Nếu nước ngọt thực sự có hại cho người tiêu dùng thì Nhà nước chỉ có quyền khuyến khích không sử dụng như bằng các phương tiện truyền thông… còn việc sử dụng hay không là quyền của người dân và doanh nghiệp. Ý định của nhà nước là tốt nhưng không phù hợp thiếu cơ sở", ông Thành nhận định.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cũng cho rằng, dự án Luật của Bộ Tài chính có sự phân biệt đối xử giữa đồ uống và các thực phẩm khác có vị ngọt hoặc chứa đường. Nếu cơ quan soạn thảo quan tâm đến sức khoẻ của người dân, đặc biệt là bệnh béo phì và tiểu đường, cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tất cả các loại thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra các loại bệnh đó. Có rất nhiều loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao hơn sản phẩm nước ngọt nhưng cơ quan soạn thảo lại chỉ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt.

"Báo cáo giải trình của Bộ Tài chính về dự án luật này chưa trả lời được câu hỏi dự án luật này sẽ tác động như thế nào đối với nền kinh tế, với ngành công nghiệp nước giải khát và người tiêu dùng. Nhà nước sẽ có lợi gì và hạn chế gì nếu thông qua luật này?", ông Việt cho biết.

Kiến nghị chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ông Vũ Tú Thành, dự thảo luật bao gồm những từ ngữ không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Thứ nhất, khái niệm “nước ngọt” cần được xác định rõ ràng. “Nước ngọt” được định nghĩa là nước uống có đường, hay tất cả các đồ uống có vị ngọt. Trong trường hợp nước uống có vị ngọt nhưng không chứa đường thì có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như mô tả hay không?

Thứ hai, nếu như “nước ngọt” được định nghĩa là đồ uống có đường, thì liệu mức thuế áp dụng có thể thay đổi theo hàm lượng đường hay không? Có nên áp dụng mức thuế giống nhau giữa sản phẩm có hàm lượng đường thấp với sản phẩm có lượng đường cao hay không?

Thứ ba, thế nào là “đồ uống thể thao”, “nước trái cây” và “sữa và các sản phẩm từ sữa”? Hàm lượng trái cây hoặc sữa trong nước trái cây, trong sữa hoặc các sản phẩm sữa chiếm tỉ lệ bao nhiêu thì đủ điều kiện để được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt? Sản phẩm nước trái cây có chứa sữa có được coi là sản phẩm từ sữa và được miễn thuế không? Định nghĩa “nước trái cây 100%” cũng cần được quy định rõ ràng hơn. Trên thực tế không thể có sản phẩm nước trái cây 100% được sản xuất theo dây truyền công nghiệp.

Trên cở sở đó, ông Thành kiến nghị Bộ Tài chính cần có báo cáo đánh giá tác động đầy đủ, có cơ sở biện chứng rõ ràng về những ảnh hưởng đối với nền kinh tế nói chung, đối với ngành sản xuất nước giải khát nói riêng và tác động đối với xã hội.

Nhiều nước lớn, đông dân như Trung Quốc, rất gần với nước ta cũng chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt. Vì vậy, đề nghị chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt trên sản phẩm nước ngọt. Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nước ngọt nói riêng, ảnh hưởng tới nguồn thu của ngân sách nhà nước nói chung.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Việt cũng kiến nghị, trong trường hợp cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, đề nghị Bộ Tài chính xem xét áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tất cả các hàng hóa thực phẩm có chứa đường ở một mức thuế thấp, ví dụ từ 1% đến 3% hoặc chỉ áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những sản phẩm nước ngọt có hàm lượng đường cao.

Bên cạnh đó, nên bỏ “đồ uống thể thao" ra khỏi danh mục vì hàm lượng đường cùng với khoáng chất và vitamin trong đồ uống thể thao cần thiết để giúp vận động viên hoặc người chơi thể thao thay thế nước, chất điện giải và năng lượng trước và sau khi tập luyện hoặc thi đấu. Đồ uống thể thao không thể là nguyên nhân gây ra chứng béo phì và tiểu đường. Làm rõ khái niệm “nước rau quả, nước trái cây 100% tự nhiên”, “sữa” và các sản phẩm sữa”. 

Nên giữ nguyên mức thuế VAT với nhóm hàng thiết yếu

Nên giữ nguyên mức thuế VAT với nhóm hàng thiết yếu

Tiêu điểm -  7 năm

Việc tăng thuế cần có lộ trình cụ thể, đồng thời những mặt hàng thiếu yếu cho sinh hoạt của người dân thì nên giữ nguyên mức thuế hiện tại.

Tăng thuế VAT: Câu hỏi cho Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới Sebastian Eckhardt

Tăng thuế VAT: Câu hỏi cho Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới Sebastian Eckhardt

Tiêu điểm -  7 năm

Có thực sự là thuế suất VAT thấp mang lại lợi ích cho người giàu hơn người nghèo hay nói cách khác là tăng thuế VAT thì người giàu chịu gánh nặng thuế nhiều hơn?

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Tăng thuế VAT không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Tăng thuế VAT không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo

Tiêu điểm -  7 năm

Dự kiến việc tăng thuế VAT tác động không nhiều đến người nghèo và người thu nhập thấp, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  37 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.