Doanh nghiệp
Masan bắt tay với nhà sản xuất thịt chế biến lâu đời nhất Hàn Quốc
Liên doanh Masan-Jinju dự kiến tung sản phẩm mới ra thị trường cuối năm nay và đặt mục tiêu thúc đẩy tỷ lệ tiêu thụ thịt chế biến của người dân Việt Nam lên 20-50% trong dài hạn, bằng với tỉ lệ tiêu thụ tại Trung Quốc và Hàn Quốc.
Masan Consumer mới đây đã công bố việc công ty con - Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Sài Gòn (SNF) ký hợp tác chiến lược với Jinju Ham - một công ty sản xuất thịt chế biến có thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc.
Theo đó, Jinju Ham sẽ mua 25% cổ phần của SNF thông qua đợt chào bán cổ phiếu sơ cấp và SNF sẽ được đổi tên thành "Masan Jinju".
Jinju Ham được thành lập vào năm 1963 và là nhà sản xuất xúc xích lâu đời nhất của Hàn Quốc với thị phần đứng đầu trong ngành hàng xúc xích và các thực phẩm cung cấp bữa ăn đầy đủ. Jinju Ham có kinh nghiệm hơn 30 năm trong thị trường thịt chế biến và hiện đang sở hữu nền tảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm hàng đầu.

Ông Park Jungjin, Tổng Giám đốc của Jinju Ham cho rằng, thị trường thịt chế biến của Việt Nam có những yếu tố giống như Hàn Quốc và Trung Quốc cách đây 20 năm.
Ngành hàng này vẫn còn đang rất sơ khai, và chiếm dưới 1% vào mức tiêu thụ thịt của toàn thị trường. "Chúng tôi tin rằng sự cộng hưởng của hai nền tảng hàng đầu sẽ tạo điều kiện cho Masan-Jinju thúc đẩy tỷ lệ tiêu thụ thịt chế biến lên 20-50% trong dài hạn, bằng với tỉ lệ tiêu thụ tại Trung Quốc và Hàn Quốc ngày hôm nay”.
Về phía Masan Consumer, ông Trương Công Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc chia sẻ: “Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho người tiêu dùng Việt các sản phẩm từ thịt độc đáo và thơm ngon. Việc hợp tác này sẽ giúp chúng tôi thực hiện sứ mệnh hằng ngày nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam”.
Sau sự kiện hợp tác này, công ty dự định sẽ tung các sản phẩm mới vào nửa cuối năm 2018.
Trước đó, đầu tháng 2/2018, Masan Nutri-Science (MNS), một nhánh của tập đoàn Masan đã tổ chức lễ động thổ, khởi công Dự án Tổ hợp chế biến thịt tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, tỉnh Hà Nam. Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng có công suất chế biến khoảng 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm.
Được chuyển giao công nghệ từ Đan Mạch, MNS sẽ đưa ra thị trường sản phẩm thịt mát. Thịt heo mát được lưu trữ và phân phối trong hệ thống kho lạnh từ 0 – 4 độ C để duy trì độ tươi ngon, có hạn sử dụng trong 5 ngày. Sản phẩm này dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2018.
Con số 140.000 tấn thịt heo/ năm trong dự án của MNS, chỉ tương đương khoảng 5% tổng nguồn thịt heo cung ra thị trường Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, trong một thị trường vốn đã dư thừa cả trăm nghìn tấn như hiện nay, việc MNS quyết đưa sản phẩm ra thị trường có thể là một ván bài rủi ro.
Bản thân MNS nhận thức rất rõ vấn đề này bởi trước khi tham gia vào lĩnh vực cung cấp thịt heo, đơn vị này đã là một trong những nguồn cung cấp sản phẩm cám heo lớn với hai thương hiệu thức ăn chăn nuôi là Anco và Proconco. Khi thị trường thịt heo trong nước khủng hoảng, MNS cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, ban lãnh đạo của MNS vẫn quyết định ra mắt sản phẩm thịt heo sạch và đặt cược vào nhóm người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm. Ra mắt sản phẩm thịt cũng là bước đi cuối trong mô hình 3F – từ nông trại tới bàn ăn của tập đoàn Masan.
Hiện, MNS đang sở hữu trại chăn nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An với tổng 250.000 heo thịt/năm. Trong năm nay, công ty cũng sẽ mở rộng mô hình chăn nuôi và chế biến thịt heo mát tại huyện Bình Lục và các cùng phụ cận thuộc tỉnh Hà Nam. Những bước đi cho thấy MNS có tham vọng kiểm soát nguồn cung thịt heo trên thị trường trong tương lai.
Cả nước đang dư thừa thịt heo, tại sao Hòa Phát, Masan vẫn 'đâm đầu' vào?
Cả nước đang dư thừa thịt heo, tại sao Hòa Phát, Masan vẫn 'đâm đầu' vào?
Trước làn sóng thịt nhập khẩu ngày một tăng cao, nhiều công ty trong nước bắt đầu tính đến việc quản lý toàn bộ một dây chuyền sản xuất thịt, từ “nông trại đến bán ăn”.
Masan tăng mục tiêu doanh thu lên 2 tỷ USD
Dựa vào tăng trưởng ấn tượng của các công ty thành viên và tình hình thị trường đã cải thiện trong 2 tháng đầu năm, Masan vừa điều chỉnh kế hoạch tài chính cao hơn mức đã công bố trước đây.
Tập đoàn Masan lãi lớn từ trái phiếu Techcombank
Tập đoàn Masan đã bán 11,7 triệu trái phiếu và thỏa thuận bán tiếp 2,4 triệu trái phiếu chuyển đổi phát hành bởi Techcombank.
Quỹ đầu tư PENM mua 2% cổ phần của Masan
Ở mức giá thị trường hiện tại (73.200 đồng/ cổ phiếu), giá trị 2% cổ phần của tập đoàn Masan tương đương 67 triệu USD.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.