Doanh nghiệp
Tập đoàn Masan lãi lớn từ trái phiếu Techcombank
Tập đoàn Masan đã bán 11,7 triệu trái phiếu và thỏa thuận bán tiếp 2,4 triệu trái phiếu chuyển đổi phát hành bởi Techcombank.
Hoạt động tài chính là điểm đáng chú ý nhất của báo cáo tài chính vừa được tập đoàn Masan công bố. Trong đó doanh thu tài chính lên tới 1.045 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ đạt 218 tỷ đồng) nhờ đóng góp lớn nhất chính là 931 tỷ đồng thu nhập từ thanh lý khoản đầu tư.
Đây là khoản lãi từ bán trái phiếu chuyển đổi của Techcombank. Theo thuyết minh BCTC, trong 6 tháng cuối năm 2017, Techcombank đã mua lại 172 triệu cổ phiếu, phát hành mới 70 triệu cổ phiếu và chuyển đổi trái phiếu phát hành bởi Techcombank thành 207,7 triệu cổ phiếu mới.
Trong quá trình đó, MSN đã bán 11,7 triệu trái phiếu chuyển đổi phát hành bởi Techcombank, thỏa thuận bán 2,4 triệu trái phiếu chuyển đổi phát hành bởi Techcombank (tương đương hơn 17,5 triệu cổ phiếu Techcombank sau khi chuyển đổi). MSN cũng chuyển đổi 8,2 triệu trái phiếu chuyển đổi nói trên thành 59,8 triệu cổ phiếu.
Theo đó, tại thời điểm cuối năm 2017, tỷ lệ lợi ích kinh tế của tập đoàn Masan trong ngân hàng Techcombank giảm xuống 25,2% và tỷ lệ sở hữu trên vốn điều lệ là 20%.
Nhờ khoản doanh thu tài chính này, mặc dù hoạt động kinh doanh chính của Masan sụt giảm nhưng lợi nhuận ròng thuộc về chủ sở hữu của Masan đã tăng từ 2.791 tỷ đồng lên 3.103 tỷ đồng tương đương mức tăng 11%.
Thông tin chi tiết từ Masan cho biết, doanh thu thuần giảm 13% còn 37.621 tỷ đồng, chủ yếu do sự sụt giảm từ mảng thức ăn chăn nuôi.
Doanh thu của Masan Nutri-Science (MNS) giảm 23,5% còn 18.690 tỷ đồng trong năm 2017, nhưng lợi nhuận thuần sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 629 tỷ đồng dù MNS đã đầu tư lớn nhằm gia tăng thị phần giữa khủng hoảng. Hiện thị phần thức ăn chăn nuôi cho heo của MNS đã tăng lên 35% vào cuối năm 2017 so với 30% vào cuối năm 2016.
Về phía ngành hàng tiêu dùng, doanh thu từ mì ăn liền đã tăng trưởng trở lại, tăng 16,3% trong cuối năm 2017 so với mức sụt giảm 18,7% trong cùng kỳ. Ngành bia cũng đạt kết quả khả quan, khi doanh thu nửa cuối năm 2017 không cao nhưng cũng đã đạt doanh thu bằng mức của năm 2016.
Đặc biệt, nước tăng lực và sản phẩm thịt chế biến tăng mạnh với mức tăng trưởng lần lượt là 55% và 6 lần.
Masan cho biết, việc đầu tư vào xây dựng thương hiệu mạnh đã cho phép MCH cắt giảm chi phí cho các hoạt động khuyến mãi, kết quả là biên EBITDA đã tăng gấp đôi - từ 12,7% trong nửa đầu 2017 đến 25,6% trong nửa cuối 2017.
Trái ngược với mảng tiêu dùng và thức ăn chăn nuôi thì Masan Resources (MSR) đạt doanh thu 5.405 tỷ đồng trong năm 2017 - tăng 33,5% so với năm trước nhờ giá vonfram tăng. Lợi nhuận thuần sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số tăng trưởng 88,0% lên 206 tỷ đồng mặc dù hàm lượng của nguyên liệu đầu vào giảm.
Trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường việc thanh tra môi trường và siết chặt quota xuất khẩu, giá vonfram được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Ban điều hành MSR dự kiến doanh thu tăng 30% và lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2018.
Tập đoàn Masan giảm lợi ích tại Techcombank
Quỹ đầu tư PENM mua 2% cổ phần của Masan
Ở mức giá thị trường hiện tại (73.200 đồng/ cổ phiếu), giá trị 2% cổ phần của tập đoàn Masan tương đương 67 triệu USD.
Masan lãi gần 1.000 tỷ đồng trong quý III
Lợi nhuận của tập đoàn Masan đang phục hồi trở lại sau khi suy giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2017.
Lãnh đạo tập đoàn Masan đăng ký bán lượng cổ phiếu trị giá 500 tỷ đồng
Ông Nguyễn Thiều Nam đăng ký bán hơn 8,5 triệu cổ phiếu Masan nhằm mục đích thu xếp tài chính cá nhân.
Lợi nhuận của Masan giảm 56%
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng của mảng khai thác tài nguyên và ngân hàng Techcombank không thể bù đắp mức suy giảm mạnh của lĩnh vực hàng tiêu dùng.
Chiến lược trẻ hóa đội ngũ ở PNJ
Trong quá trình chuyển giao thế hệ, PNJ vẫn giữ được bộ gen của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự tươi mới với những cá tính mới và phương pháp làm việc mới.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Mảng nông nghiệp tái tạo của Mekong Capital thăng hoa
Startup nông nghiệp tái tạo Husk dù mới về tay Mekong Capital chưa lâu, nhưng đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực và trở thành điểm sáng của năm 2024.
Doanh nghiệp TP. HCM lo ngại tiền thuê đất tăng cao
Nhiều doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí vì tiền thuê đất tăng theo bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM.
Chạy nước rút giải ngân hơn 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
Thời gian giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 không còn nhiều, nhưng vẫn còn đến hơn 47% lượng vốn chưa được giải ngân.
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Lịch sử, cơ hội và thách thức
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam bắt đầu và liên tục từ 20 năm nay. Cơ hội đang nhiều hơn, song thách thức cũng lớn hơn.
Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.