Leader talk
Mất đi các điền chủ lớn là nguyên nhân dẫn đến 'giải cứu nông sản'
Ông Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và chính trị thế giới cho rằng lĩnh vực nông nghiệp chưa được chú trọng phát triển các mô hình điền trang điền chủ lớn gắn với thị trường nên sản xuất nông sản vẫn mang tính nhỏ lẻ, thường xuyên phải "giải cứu".

Theo ông Bùi Ngọc Sơn, việc không có các điền chủ lớn với các điền trang lớn là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng phải giải cứu nông sản khi lĩnh vực này ở Việt Nam còn sản xuất quy mô nhỏ lẻ, không có chiến lược cũng như tính thị trường chưa được phát huy.
Do đó, ông Sơn cho rằng ngành nông nghiệp ở Việt Nam cần phải có nhiều được điền trang lớn, có các hoạt động nghiên cứu thị trường, giống mới, có quy hoạch thì mới có thể phát triển nông nghiệp lên tầm cao mới. Đặc biệt trong đó phải tính đến yếu tố sở hữu đất đai, bao gồm việc từng bước nghiên cứu và xem xét khả năng luật hóa sở hữu tư nhân về đất đai, để giúp thúc đẩy hình thành các điền trang lớn, các trang trại nông nghiệp quy mô lớn.
Trong đó, vấn đề mấu chốt được ông Sơn đưa ra là cần nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung chứ không chỉ đơn thuần là “góp phần”, “khuyến khích”, hay “hỗ trợ”. Và trong nông nghiệp, các điền chủ lớn đó chính là các doanh nhân, doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn.
Nhìn nhận kinh nghiệm từ những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, ông Bùi Ngọc Sơn cho biết trước đây, thương nhân Nhật Bản từng bị coi thường là tầng lớp thấp của xã hội bởi mục đích của nhóm này là lợi nhuận, nước Nhật lúc này không phát triển được.
Nhưng rồi sau tiến trình giao thương với phương Tây, Nhật Bản cũng nhận ra triết lý Samurai của mình là đặt võ đạo lên tầng lớp cao nhất, tiếp theo là dân chúng và cuối cùng là tầng lớp thương nhân đã khiến mình bị tụt hậu hẳn so với thế giới.
Họ nhận ra rằng lực lượng thương nhân mới là lực lượng phát triển được đất nước và từ đó thay đổi tư tưởng, cách nhìn nhận về vấn đề “ tìm kiếm lợi nhuận” của thương nhân và bãi bỏ triết lý Samurai.
"Đó là những cởi trói đầu tiên về mặt tư tưởng; thay đổi tư duy từ coi thường, khinh bỉ đến suy tôn thực sự là yếu tố quyết định cho sự nổi lên của hàng loạt công ty tư nhân lớn từ cuối thế kỷ XIX ở Nhật Bản, đặc biệt năm 1664 khi trở thành thành viên OECD", ông Sơn cho biết.
Nói đến Hàn Quốc, chuyên gia Bùi Ngọc Sơn cũng nhấn mạnh việc coi trọng giới tư nhân của Chính phủ nước này. Theo đó, trong số các doanh nghiệp tư nhân, Chính phủ Hàn Quốc sẽ lựa chọn những doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế để có cách hỗ trợ phù hợp.
"Nhờ đó, sau 26 năm, nước này đã gia nhập OECD vào năm 1996, GDP/người 9.800 USD, và hàng loạt các hãng tư nhân lớn toàn cầu nắm: công nghệ ô tô, đóng tàu, điện tử, hóa chất, dệt may”, ông Sơn dẫn chứng.
Đối với Trung Quốc, ông Sơn cho biết các nhà tin tức và tình báo đều nhận định Nhà nước đứng sau hậu thuẫn các doanh nghiệp tư nhân để hỗ trợ đưa ra hàng loạt các công ty công nghệ Trung Quốc lớn như Huawei, Xiaomi, ZTE, China Mobile... những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu này phát triển trên nền tảng kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
“Trong khi đó, Việt Nam các doanh nghiệp lớn hầu như là bất động sản, doanh nghiệp công nghệ như FPT phải dựa vào đi buôn chứ cũng chưa có doanh nghiệp tầm cỡ có sản phẩm nào tầm cỡ”, ông Bùi Ngọc Sơn nhận xét.
Như vậy, mấu chốt của vấn đề hiện nay vẫn là sự xem nhẹ khu vực tư nhân trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, ông Sơn cho rằng Việt Nam cần đặt ra chiến lược làm sao xây dựng doanh nghiệp tư nhân sản xuất được sản phẩm có tầm thế giới.
Bên cạnh đó, cần tách hai bộ phận chính trị và kinh tế trong vai trò quản lý của Nhà nước. Theo đó, Nhà nước cần quản lý kinh tế thông qua hệ thống pháp luật thay vì trực tiếp kiểm soát, điều hành từng doanh nghiệp.
Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân
Quy định nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng: Càng sửa càng đi lùi?
Những quy định trong dự thảo gần đây thay thế cho Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đang bị đánh giá là bước tụt lùi so với trước khi thay đổi.
Đừng đợi đến khi gặp khó khăn, các starup nên gọi vốn khi doanh nghiệp đang phát triển tốt
Muốn tạo được niềm tin của các nhà đầu tư vào dự án, đầu tiên các startup phải tin tưởng tuyệt đối vào sự thành công của sản phẩm và thể hiện được rằng mình sẵn sàng thay đổi để thích ứng với nhà đầu tư.
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thiếu khoảng 23 tỷ USD vốn mỗi năm
Có tới 70% số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ có nhu cầu tài chính không được đáp ứng, khoản tài chính này tương đương 12% GDP mỗi năm.
Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120
Thaco auto vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - Thaco Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.