Khởi nghiệp
MFast thâm nhập thị trường Philippines
MFast vừa công bố mở rộng sang thị trường Philippines, một bước đi chiến lược vào lĩnh vực công nghệ tài chính đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á.

MFast - công ty công nghệ tài chính của Việt Nam đã lên kế hoạch mở văn phòng tại Philippines, đầu tiên tại Manila sau đó mở rộng sang Cebu và Davao, theo thông tin từ Fintech News Philippines.
MFast gia nhập thị trường Philippines trong bối cảnh quốc gia này có ý định đẩy nhanh chương trình tài chính toàn diện.
Philippines là một quốc gia có rất nhiều dư địa để sử dụng các sản phẩm tài chính. Theo khảo sát tài chính toàn diện tại Philippines năm 2021, tỷ lệ nông dân, công nhân, người lao động tại các hộ gia đình tư nhân và cá nhân tự kinh doanh không sử dụng các sản phẩm tài chính cao, khoảng từ 45-78%.
Ông Phan Thanh Long, nhà sáng lập MFast cho biết, triển vọng của MFast ở Philippines rất lớn. Công ty không chỉ cung cấp các sản phẩm tài chính dễ tiếp cận mà còn mang đến con đường sự nghiệp bền vững và sinh lợi cho nhiều cá nhân.
“Chúng tôi rất vui khi có cơ hội đưa MFast đến Philippines, vùng đất được biết đến không chỉ vì nền văn hóa sôi động mà còn vì khả năng phục hồi và tinh thần kinh doanh của người dân nơi đây”, ông Long cho biết.
Ông Long cũng khẳng định MFast tin tưởng vào sức mạnh của các công cụ tài chính trong việc thay đổi cuộc sống và đây là một chương mới cho hoạt động kinh doanh của MFast.
Dưới sự hướng dẫn của Carolyn Rose Lao, một chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, công ty đặt mục tiêu mang đến tiềm năng thu nhập không giới hạn, điều kiện làm việc linh hoạt và cơ hội đào tạo năng động tại Philippines.
MFast là một nền tảng công nghệ tài chính nhằm mục đích tăng khả năng tiếp cận tài chính cho người dân Việt Nam và người dân các nước Đông Nam Á.
Được thành lập bởi hai anh em sinh đôi Phan Thanh Vinh và Phan Thanh Long đến từ một thị trấn nhỏ tại Bình Phước, MFast hướng tới giải quyết những thách thức tài chính ở các cộng đồng khó khăn, lấy cảm hứng từ chính trải nghiệm của những nhà sáng lập.
Mô hình kinh doanh MFast được xây dựng trên khuôn khổ "học tập -thực hành - kiếm tiền", cho phép các thành viên có khả năng trở thành đại lý của nhiều sản phẩm tài chính trên cùng một nền tảng.
Các đại lý này cung cấp các dịch vụ về tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, thúc đẩy giáo dục tài chính cũng như mở ra các cơ hội trong cộng đồng.
Năm ngoái, MFast đã huy động được 6 triệu USD trong vòng cấp vốn series A từ những nhà đầu tư nổi tiếng bao gồm Wavemaker Partners, Krungsri Finnovate, Headline Asia, Ascend Vietnam Ventures, Jafco Asia và Do Ventures, cùng nhiều nhà đầu tư khác.
MFast có mạng lưới đại lý bán hàng lớn cho các dịch vụ tài chính tại Việt Nam với số người hoạt động trải rộng tại 63 tỉnh thành của Việt Nam.
Ngành dịch vụ tài chính chuyển đổi số tích cực
Fintech MFast huy động thành công 2,5 triệu USD
Qua hai năm hoạt động, MFast đã hỗ trợ hơn 600.000 người, trong đó 80% sống ở vùng nông thôn tiếp cận các gói dịch vụ tài chính và bảo hiểm. Đồng thời, MFast cũng tạo cơ hội gia tăng thu nhập cho hơn 92.000 cộng tác viên trên khắp 63 tỉnh, thành.
Ứng dụng MFast nhận vốn Do Ventures và quỹ ngoại
MFast giúp gần 600.000 người Việt Nam tiếp cận các gói dịch vụ tài chính và bảo hiểm từ các tổ chức uy tín. Trong đó, khối lượng giải ngân cho các đối tác tài chính lên đến hơn 5.000 tỉ đồng.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.