Quốc tế
Mỹ 'bắn' doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh
Sau Huawei, Washington đã đưa thêm 5 cái tên liên quan đến công nghệ của Bắc Kinh vào danh sách đen với lý do an ninh quốc gia ngay trước thềm cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo tại G20.

Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã bổ sung 4 doanh nghiệp Mỹ và một viện nghiên cứu thuộc chính phủ liên quan đến siêu máy tính và những ứng dụng quân sự vào "danh sách đen".
Động thái này đồng nghĩa với việc 5 cái tên mới trên sẽ bị cấm mua linh kiện và công nghệ Mỹ nếu không có sự đồng ý từ chính phủ nước này, tương tự như những gì được áp đặt lên Huawei trước đó.
Đây là hành động mới nhất của Washington trong việc hạn chế khả năng tiếp cận của doanh nghiệp Trung Quốc đối với công nghệ Mỹ giữa cuộc chiến tranh thương mại chưa có hồi kết.
5 cái tên mới được đưa vào "Entity list" bao gồm Higon, một đối tác liên doanh của hãng sản xuất chip Mỹ AMD, Sugon - cổ đông chính của Higon cũng như Chengdu Haiguang Integrated Circuit và Chengdu Haiguang Microelectronics Technology – hai công ty Higon có sở hữu cổ phần.
Sugon là nhà sản xuất siêu máy tính, phụ thuộc đáng kể vào các nhà cung cấp đến từ Mỹ như Intel, Nvidia hay Advanced Micro Devices, theo Washington Post.
Viện Nghiên cứu công nghệ máy tính Wuxi Jiangnan cũng xuất hiện trong danh sách của Mỹ lần này do Washington cho rằng thuộc quyền sở hữu của một viện nghiên cứu quân sự tại Trung Quốc, liên quan đến nhiệm vụ hiện đại hóa quân sự.
Trước đó, Huawei là cái tên đầu tiên của Trung Quốc rơi vào danh sách cấm của Mỹ và không lâu sau, hàng loạt doanh nghiệp công nghệ lớn từ Washington đã “quay lưng” lại với nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu này.
Đài phát thanh trung ương của Trung Quốc trong bản tin gần đây cho biết hành động lần này cũng như những hành động trước đó đã vi phạm vào sự đồng thuận đã đạt được giữa hai nhà lãnh đạo tại Argentina vào tháng 12 năm ngoái.
"Cho dù nhằm mục đích đàn áp công nghệ Trung Quốc hay sự phát triển kinh tế lâu dài hoặc gây áp lực đối với các cuộc đàm phán thương mại, Mỹ sẽ không đạt được mục tiêu", Reuters dẫn lời.
Động thái mới nhất từ Washington diễn ra khoảng 1 tuần trước cuộc gặp được mong chờ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng lan rộng.
Người đứng đầu Nhà Trắng đã thông báo về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo trên trang Twitter cá nhân, cho biết “đã có cuộc điện đàm rất tốt đẹp với Chủ tịch Tập” và “Chúng tôi sẽ có cuộc họp kéo dài vào tuần tới tại G20 diễn ra ở Nhật Bản”.
Nhà lãnh đạo của Trung Quốc cho biết rất sẵn sàng gặp ông Trump tại Osaka để trao đổi các vấn đề cơ bản liên quan đến sự phát triển của mối quan hệ Mỹ - Trung, Xinhua đưa tin.
Nhìn lại cuộc chiến thương mại 'ăn miếng trả miếng' của Mỹ - Trung
Mỹ tung gói hỗ trợ nông dân giữa chiến tranh thương mại
Đây là gói hỗ trợ thứ hai được Washington tung ra với giá trị 16 tỷ USD, bù đắp cho người nông dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.
Giai đoạn quyết định của đàm phán thương mại Mỹ - Trung
Sự thành bại của đàm phán thương mại lần này sẽ là dấu ấn quan trọng trong việc giải quyết căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.